Thất bại trong việc ngăn chặn làn sóng Covid đang cản trở sự phục hồi của nhiều nền kinh tế Đông Nam Á. Darby, trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu của ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ, nói rằng: “Nhiều nền kinh tế ASEAN, vẫn chưa thực sự kiểm soát được virus Covid-19. Đó dường như là gót chân Asin cho các nền kinh tế ASEAN vào lúc này”.
Covid dường như là ‘gót chân Asin’ cho các nền kinh tế Đông Nam Á

Goldman Sachs gần đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 cho các nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á khi sự gia tăng của biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn đã gây ra số ca nhiễm ở mức cao kỷ lục hàng ngày tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan trong những tuần qua. Sự gia tăng các ca bệnh cũng đặt ra câu hỏi về xếp hạng tín dụng của các nền kinh tế Đông Nam Á. Khu vực này đang trải qua thảm kịch dịch bệnh cấp quốc gia diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh.
Xếp hạng tín dụng đang chịu nhiều áp lực
Moody’s Investors Service đã cảnh báo hôm thứ Hai rằng tình trạng nhiễm Covid đang bùng phát trở lại ở Indonesia có thể làm suy yếu xếp hạng tín dụng của đất nước này. Sự bùng phát trở lại của nhiều đột biến lây nhiễm của vi rút gây ra những rủi ro đáng kể cho sự phục hồi kinh tế của các quốc gia vùng Đông Nam Á. Nó cũng sẽ “thách thức các kế hoạch của các chính phủ nhằm giảm thâm hụt tài chính xuống mức trước đại dịch, một mức âm tín dụng.”
Vài ngày trước đó, S&P Global Ratings đã đưa ra nhận xét tương tự, cảnh báo trong một báo cáo ngày 15 tháng 7 rằng “các xếp hạng tín dụng hiện tại sẽ bị phá vỡ nếu tình trạng giãn cách xã hội liên tục được kéo dài”. Hôm thứ Ba, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thông báo gia hạn các hạn chế liên quan đến đại dịch sẽ kết thúc vào ngày 25 tháng 7. Tại Việt Nam thì nhiều tỉnh thành vẫn sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách, và tình hình kinh tế sẽ có nhiều gián đoạn.
Đông Nam Á có thể lật ngược tình thế trong nửa cuối năm?
Các chiến lược phòng chống dịch cần được thực hiện tốt hơn. Các chính sách nên tích hợp với dịch vụ y tế tư nhân, vì nó chiếm 53% ngành ở Đông Nam Á.
Các quốc gia cũng cần tiêm chủng càng nhanh càng tốt. Các quốc gia có thể xây dựng các trung tâm tiêm chủng pop-up (như đã được thực hiện tại các nhà thờ ở vùng nông thôn Indonesia), khuyến khích người dân đăng kí tiêm chủng vắc xin (chẳng hạn như chương trình rút thăm trúng thưởng ở Philippines), hợp tác với khu vực y tế tư nhân (như Malaysia hoặc Singapore đã làm), phát triển vắc xin của riêng họ (như ở Việt Nam và Thái Lan), và cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí đến các trung tâm tiêm chủng. Các quốc gia cũng nên chuẩn bị cơ sở hạ tầng y tế, luật pháp, quy định và chính trị cho các vấn đề xung quanh việc tiêm chủng, chẳng hạn như hộ chiếu vắc xin và xét nghiệm kháng thể…
Xem thêm: Hậu Covid Là Gì? 8 Di Chứng Và Lời Khuyên Hữu Ích Sau Covid
Minh Huỳnh tổng hợp