Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiGiá dầu thô tăng sau một tuần “hạ nhiệt” 11/7

Giá dầu thô tăng sau một tuần “hạ nhiệt” 11/7

Trong phiên giao dịch ngày 11/7, giá dầu rung lắc trái chiều, khi thị trường đứng giữa lo ngại về sự thắt chặt nguồn cung và nguy cơ giảm nhu cầu do suy thoái kinh tế và chính sách kiểm soát dịch tại Trung Quốc.

Giá dầu thô tăng sau một tuần “hạ nhiệt”
Giá dầu thô tăng sau một tuần “hạ nhiệt”

Giá dầu thô tăng

Cụ thể vào lúc 7 giờ 22 phút giờ Việt Nam, dầu thô Brent giao sau tăng 11 xu, tương đương 0,1% lên 107,13 USD/thùng. Dầu đã tăng thêm 2,3% vào phiên tuần trước. Tuy nhiên, giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 15 xu, tương đương 0,1% xuống 104,64 USD/thùng, giảm 2% so với ngày thứ Sáu. Giá dầu tăng giảm trái chiều và khối lượng giao dịch èo uột là do kì nghĩ lễ ở một số quốc gia Đông Nam Á.

Xem thêm: Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 9/7/2022

Tuần trước, giá cả hai mặt hàng trên đều giảm do thị trường lo ngại chính sách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.

Số liệu mới nhất cho thấy số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc đã giảm. Song, thị trường vẫn lo ngại về khả năng về một đợt phong tỏa trên diện rộng hơn sau khi một biến thể phụ của Omicron mới được phát hiện tại Thượng Hải.

Các nhà phân tích của ANZ Research nhận định: “Các vị thế mua ròng trong hợp đồng dầu thô WTI tương lai hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020, khi nhu cầu sụt giảm. Tình trạng dịch bệnh COVID-19 phức tạp khiến nhiều người tiêu dùng hạn chế đi lại cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu”

Về nguồn cung, các nhà giao dịch vẫn lo lắng về kế hoạch của phương Tây nhằm giới hạn giá dầu của Nga khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo các biện pháp trừng phạt tăng cường có thể dẫn đến hậu quả “thảm khốc” trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Giới phân tích vẫn đang thắc mắc về việc dầu thô từ Kazakhstan thông qua Hiệp hội Đường ống Caspi (CPC) sẽ chảy trong bao lâu. Đường ống này đã vận chuyển khoảng 1% lượng dầu toàn cầu, ngay cả sau khi tòa án Nga ra lệnh đình chỉ hoạt động vào tuần trước.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nhật Bản đã đề xuất giới hạn giá dầu của Nga ở mức khoảng một nửa so với mức giá hiện tại. Điều này đồng nghĩa là lượng hàng từ đây sẽ ít đi và đẩy giá dầu lên trên 300-400 USD/thùng.

Trong phiên họp gần đây nhất, các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí tìm hiểu tính khả thi của việc áp dụng giới hạn giá nhập khẩu tạm thời đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga, bao gồm cả dầu, nhằm hạn chế nguồn lực tài trợ cho “hoạt động quân sự đặc biệt” tại Ukraine.

Bình luận về đề xuất trên, Thủ tướng Medvedev cho biết Nhật Bản “sẽ không mua được dầu và khí đốt từ Nga, cũng như không tham gia vào dự án Sakhalin-2 LNG”.

Những lo ngại về nguồn cung vẫn còn kéo dài, và phần nào đó đã đẩy giá dầu đi lên vào đầu phiên, cùng với sự gián đoạn nguồn cung tại Na Uy.

Theo nhà sản xuất dầu Na Uy Equinor (EQNR.OL), cuộc đình công dự kiến ​​sẽ làm giảm sản lượng dầu khí 89.000 thùng/ngày trong đó sản lượng khí đốt chiếm 27.500 thùng/ngày.

Ả Rập Xê Út nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, đã tăng giá dầu thô tháng 8 đối với khách hàng đến từ châu Á lên gần mức kỷ lục trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt và nhu cầu gia tăng mạnh mẽ.

Robert Yawger, giám đốc hợp đồng năng lượng tương lai tại Mizuho, ​​New York, cho biết: “Thị trường đang trở nên căng thẳng hơn, lý do duy nhất là nỗi ám ảnh về suy thoái và lo ngại các tài sản rủi ro.”

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI