Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Mỹ (AAA), giá trung bình của 1 gallon (3,78 lít) xăng trên toàn nước Mỹ đã tăng nhẹ vào ngày 31/5, đạt mức kinh tế cao kỷ lục mới là 4,622 USD/gallon.
Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 1/6/2022
Xem thêm: Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 31/5/2022
Giá xăng tại Mỹ liên tiếp lập mức cao kỷ lục mới
Giá xăng trung bình của Mỹ vừa đạt mức cao kỷ lục 4,619 USD/gallon vào ngày lễ Tưởng niệm (30/5). Dữ liệu mới nhất của AAA cho thấy, giá xăng đã tăng 2,4 xu Mỹ, tương đương 0,5% so với tuần trước và 44,4 xu Mỹ, tương đương 10,6% so với một tháng trước đó.
Kinh tế tính đến ngày 31/5, tất cả 50 tiểu bang của Mỹ và Đặc khu Columbia có giá xăng trung bình đều trên 4 USD/gallon. Bang California có giá xăng cao nhất trong cả nước, trung bình 6,165 USD/gallon.
AAA cho biết, dầu thô đã tăng trên 115 USD/thùng do lo ngại về nguồn cung toàn cầu hạn chế hơn nữa do lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, nhu cầu xăng tại Mỹ có thể bắt đầu tăng lên khi các tài xế cần nhiên liệu cho mùa du lịch Hè cao điểm kéo dài ba tháng, bắt đầu vào cuối tuần này, bất chấp giá xăng tăng kỷ lục.
Tuy nhiên, 67% tài xế được khảo sát gần đây nói rằng họ sẽ thay đổi thói quen lái xe nếu xăng chạm mức 4,50 USD/gallon và tỷ lệ đó tăng lên 75% nếu xăng ở mức 5 USD/gallon./.
Giá khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ kinh tế tăng 30%
Công ty dầu khí nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Botas cho biết giá khí đốt tự nhiên sẽ tăng hơn 30% kể từ ngày 1/6.
Thông cáo của Botas viết: “Từ ngày 1/6/2022, giá khí đốt tự nhiên được sử dụng trong các tòa nhà dân cư tăng 30%. Đối với các khách hàng công nghiệp, giá khí đốt tăng 40%”.
Biểu giá phát điện sử dụng khí đốt tự nhiên cũng đã tăng 17%. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp công nghiệp trước đây ở Thổ Nhĩ Kỳ trả 3.264 lira Thổ Nhĩ Kỳ (199 USD) cho 1 m3 khí đốt tự nhiên, thì bây giờ họ sẽ phải trả 10.417 liras (635 USD) cho 1 m3
Ngày 31/5, giá khí đốt giao ngay ở châu Âu đã vượt mức 1.000 USD/1.000 m3 sau khi Hà Lan và Đan Mạch từ chối thanh toán khí đốt Nga bằng đồng ruble. Giá khí đốt giao tháng 7 tại ICE Futures ngày 31/5 ở mức 1.046 USD/1.000 m3.
Các nhà cung cấp năng lượng nhỏ của Australia khó vượt “bão” giá năng lượng
Australia đang bước vào mùa Đông và người dân chuyển sang sưởi ấm, chi phí năng lượng ở “xứ sở chuột túi” tăng vọt do nhu cầu tăng mạnh, khiến các nhà bán lẻ điện nhỏ khó có thể chống chọi với những cú sốc về giá.
Tổ chức sử dụng lao động quốc gia Peak Australian Industry Group (Ai Group) ngày 31/5 gọi việc tăng giá năng lượng là “ngày tận thế”.
Giám đốc điều hành của Ai Group Innes Willox cho biết: “Ngày tận thế tăng giá năng lượng tạo ra mối đe dọa về khả năng gây hỗn loạn cho ngành công nghiệp và nỗi đau cho các hộ gia đình. Họ kêu gọi một phản ứng ở tầm quốc gia, tổng hợp và chiến lược. Giá tăng bất thường, gồm cả giá xăng bán buôn tăng gấp 50 lần tại bang Victoria (Australia)”.
Ông Willox cho biết thêm rằng giá cả tăng đột biến là sự kết hợp của việc ngừng hoạt động tại các nhà máy than địa phương và tình trạng thiếu hụt than và khí đốt quốc tế do ảnh hưởng xấu từ xung đột Nga –Ukraine.
Do sự biến động giá đột ngột, Cơ quan Điều hành thị trường kinh tế năng lượng Australia (AEMO) đã đưa ra mức giới hạn về việc tăng giá.
Điều này khiến kinh tế các công ty nhỏ, như nhà cung cấp ngân sách bán lẻ ở Queensland, ReAmped Energy không thể thích ứng với chi phí cao và không có lựa chọn nào khác ngoài việc “đuổi” khách hàng đi.
Hôm thứ Tư, Giám đốc điều hành Luke Blincoe của ReAmped Energy đã kêu gọi khách hàng chuyển sang các nhà bán lẻ lớn hơn càng sớm càng tốt.
Theo ông Willox, bất kỳ giải pháp kinh tế nào cho vấn đề giá cả hiện nay sẽ không đơn giản, và lưu ý rằng sự phụ thuộc của Australia vào hàng hóa nguyên liệu của nước ngoài, vốn đa dạng hóa nhu cầu năng lượng của nước này, đang khiến “xứ sở chuột túi” dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nước ngoài.

Tỷ phú Nelson Peltz tham gia vào ban giám đốc của Unilever
Unilever ngày 31/5 cho biết Trian Fund Management đang kiểm soát 37,4 triệu cổ phiếu, hay khoảng 1,5% cổ phần công ty này và ông Nelson Peltz được chỉ định là một giám đốc không điều hành của Unilever.
Công ty đầu tư trị giá 7,4 tỷ USD của ông trước đây đã từng tiến hành các chiến dịch vận động tại các công ty đối thủ của Unilever, trong đó có Procter & Gamble, Heinz và Mondelēz. Ông đã tham gia vào ban giám đốc của mỗi một công ty này nhưng hiện đã thôi giữ các vị trí đó.
Giới đầu tư đã phản ứng tích cực với thông tin trên và cổ phiếu của Unilever có thời điểm tăng hơn 7% lên 37,45 bảng Anh (khoảng 47,11 USD) trong phiên 31/5, trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất trong chỉ số FTSE 100 bao gồm 100 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất được niêm yết trên Sàn Chứng khoán London.
UNCTAD nỗ lực đưa lúa mì và phân bón của Nga trở lại thị trường thế giới
Trong tuyên bố đưa ra ngày 31/5, người phát ngôn của LHQ, ông Stephane Dujarric, cho biết hiện người đứng đầu nghị Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển UNCTAD sẽ tiếp tục tiếp xúc với phía Mỹ về vấn đề này. Theo ông Dujarric, bà Rebecca Greenspan đã thay mặt Tổng Thư ký LHQ, có mặt ở Moskva ngày 30/5, nhằm đối thoại để có thể đưa 2 mặt hàng thiết yếu nói trên của Nga trở lại thị trường toàn cầu, giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng hiện nay. Tại Moskva, bà Greenspan đã có buổi làm việc với Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga Andrei Belousov và hiện đang có mặt tại thủ đô Washington để tiếp tục thảo luận với phía Mỹ.
Cùng ngày, Đại sứ Linda Thomas-Greenfield, Trưởng phái đoàn thường trực Mỹ tại LHQ tuyên bố Washington ủng hộ nỗ lực của LHQ đóng vai trò trung gian trong đàm phán với Nga nhằm đưa ngũ cốc của Nga trở lại thị trường thế giới. Bà nhấn mạnh Mỹ rất ủng hộ LHQ cử bà Rebecca Greenspan tới thảo luận với Nga và Mỹ về vấn đề trên, đồng thời hy vọng những nỗ lực của LHQ sẽ khuyến khích các công ty vốn còn e ngại việc nhập ngũ cốc và phân bón của Nga.