Thứ Năm, Tháng Sáu 8, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiTiêu điểm kinh tế thế giới ngày 2/6/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 2/6/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới – Lệnh cấm vận dần dần đối với dầu mỏ Nga đòi hỏi nhiều quốc gia phải tìm nguồn cung thay thế, đặc biệt là đối với dầu diesel. Trong khi đó, xu hướng nhu cầu tiêu dùng ở Trung Quốc phục hồi sau đại dịch COVID-19 cũng có thể khiến giá cả tăng cao hơn nữa.

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 2/6/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 2/6/2022Xem thêm: Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 1/6/2022

Giá nhiên liệu tiếp tục tăng cao sau các biện pháp trừng phạt dầu thô Nga

Hôm 31/5, giá dầu đã chạm mức cao nhất trong hai tháng sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga được thông qua. Tại các sàn giao dịch London và New York, giá dầu Brent Biển Bắc chạm mức 123,37 USD/thùng (+1,36%) và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) là 117,28 USD, tương đương mức tăng 0,3%.

Thông thường trong những trường hợp này, việc đẩy nhanh các cuộc thảo luận về gói trừng phạt thứ 6 trong những ngày gần đây đã thúc đẩy các nhà khai thác hành động “phòng thủ” trước, từ đó tạo ra nguy cơ mất cân bằng thương mại do quyết định của châu Âu.

Trên thực tế, các thị trường đang dựa vào giả thuyết cho rằng dầu của Nga có thể được tìm thấy các thị trường khác ở châu Á. Vì thế, người ta đặt cược rằng những khách hàng châu Á này, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ yêu cầu Nga giảm giá để “loại bỏ” lượng dầu thô dư thừa, qua đó giúp giữ giá trong sự kiểm soát tương đối. Tuy nhiên, dự đoán này vẫn chưa được đảm bảo.

Nếu việc tìm kiếm dầu thô không phải là một vấn đề không thể vượt qua, thì mối quan tâm lại hướng vào các sản phẩm tinh chế, cụ thể là dầu diesel. Châu Âu sản xuất khoảng 80% lượng dầu diesel đường bộ, nhưng nhập khẩu từ Nga vẫn chiếm khoảng 10% lượng tiêu thụ của châu lục. Do đó, nhiên liệu hoặc sẽ phải được lấy từ các nhà máy lọc dầu ở những nơi khác trên thế giới – ví dụ như ở Ấn Độ hoặc Saudi Arabia – hoặc được sản xuất thêm ở châu Âu, với điều kiện là có đủ biên độ sử dụng trong các nhà máy lọc dầu của “Lục địa Già”.

Tuy nhiên, Giám đốc kỹ thuật của Liên đoàn các nhà kinh doanh nhiên liệu Brafco Olivier Neirynck thừa nhận rằng nguồn cung mới nhiều khả năng sẽ khiến giá tăng cao nếu tính đến chi phí vận chuyển bổ sung để vận chuyển dầu thô từ các nước sản xuất xa hơn Nga.

Ngoài ra, theo Giám đốc Olivier Neirynck, đó là việc kinh tế Trung Quốc sẽ trỗi dậy sau khi đẩy lùi làn sóng lây nhiễm COVID-19 gần nhất đã làm tê liệt một số thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh và làm chậm hoạt động kinh tế của đất nước.

Giám đốc kỹ thuật của Brafco kết luận rằng việc dỡ bỏ dần các hạn chế và tốc độ phục hồi nhu cầu của Trung Quốc sẽ là “yếu tố quyết định sự tăng hay giảm của giá dầu”./.

Lạm phát tại Mỹ có thể sẽ không nghiêm trọng như những năm 1970

Nhiều nhà kinh tế và các nhà đầu tư nhận thấy rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chậm trễ trong việc phản ứng trước vấn đề lạm phát.

Giá cả tăng có thể gây ra tình trạng lạm phát đình trệ, kết hợp giữa tăng trưởng tiêu điểm kinh tế thế giới trì trệ và lạm phát phi mã. Fed đang tăng lãi suất để ngăn chặn nguy cơ này, điều có thể khiến tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể, hay thậm chí là gây suy thoái.

Các nhà kinh tế tại UCLA Anderson Forecast cho rằng nền kinh tế sẽ không rơi vào suy thoái trong hai năm tới, nhưng nguy cơ này đã gia tăng. Fed được cho là sẽ tăng lãi suất đáng kể trong năm nay, điều sẽ làm nhu cầu tiêu dùng tăng chậm lại, đặc biệt là về nhà ở và cũng khiến đầu tư kinh doanh chậm hơn.

Tuy nhiên, một số nhà tiêu điểm kinh tế thế giới hy vọng rằng giai đoạn tồi tệ nhất của lạm phát sẽ sớm qua. Nhà chiến lược Kit Juckes tại Societe Generale nhận định lạm phát sẽ lên đến đỉnh điểm trong một, hai tháng tới và lạm phát lõi sẽ giảm xuống khoảng 3%.

Theo bà Kathy Jones, người phụ trách chiến lược về thu nhập cố định tại Trung tâm nghiên cứu tài chính Schwab, tình hình lạm phát hiện nay sẽ không như giai đoạn đầu những năm 1980, nhưng nguy cơ suy thoái gia tăng.

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 2/6/2022
Lạm phát tại Mỹ có thể sẽ không nghiêm trọng như những năm 1970

Giá cổ phiếu Cisco Systems biến động mạnh sau báo cáo kết quả kinh doanh

Cisco Systems báo cáo doanh thu quý III năm tài chính 2022 (giai đoạn tháng 2-4/2022) đạt 12,84 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với ước tính của giới phân tích. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 87 xu Mỹ/cổ phiếu.

Sau thông tin trên, hành động bán tháo diễn ra ban đầu và sau đó phục hồi theo xu thế đi lên chung của thị trường. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Cisco giảm 28%, giảm mạnh hơn so với mức giảm chung 24% của thị trường.

Ban lãnh đạo Cisco cho rằng việc doanh thu sụt giảm mạnh là do gián đoạn chuỗi cung ứng do các lệnh phong tỏa COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Cisco nhận định lạc quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Theo tính toán của trang Gurufocus.com, cổ phiếu của Cisco đang giao dịch thấp hơn gần 10% giá trị thực chất của cổ phiếu này và đây là điều thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. 
Ngoài ra, mức cổ tức 3,33% của Cisco là một nguồn thu nhập tốt đối với các nhà đầu tư.

Woodside Energy sáp nhập thành công BHP Petroleum

Gã khổng lồ” năng lượng Woodside Energy, ngày 1/6, thông báo hoàn tất thương vụ sáp nhập, trị giá 63 tỷ AUD (44,1 tỷ USD), với tập đoàn xăng dầu BHP Petroleum của Australia, đưa Woodside lọt vào danh sách 10 công ty năng lượng độc lập hàng đầu trên toàn cầu, đồng thời mang lại triển vọng tăng gấp đôi sản lượng khai thác, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Woodside Energy sáp nhập thành công BHP Petroleum

Giám đốc điều hành của Woodside, Meg O’Neill, cho biết Nga vừa thông báo sẽ cắt giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu. Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã tuyên bố sẽ ngừng nhập khẩu dầu của Nga trong năm nay, nhằm gia tăng các lệnh trừng phạt để phản đối cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine. Điều này đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới leo thang, trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 thập kỷ gần đây. Chúng đồng thời làm tăng tầm quan trọng của các nguồn dự trữ năng lượng tại Australia và Mỹ, nâng cao vai trò năng lượng mà hai quốc gia này có thể cung cấp.

Chủ tịch Woodside Richard Goyder cho biết các nhà quản trị của công ty tin rằng LNG có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa mục tiêu khử carbon của các nước đang phát triển, vốn thường phụ thuộc vào than đá. Dự tính, Woodside sẽ mở rộng danh mục đầu tư sang Vịnh Mexico và Trinidad của Mỹ, song song với việc duy trì và thúc đẩy dự án phát triển mỏ khí đốt Scarborough ở ngoài khơi bờ biển Tây Australia.

Giám đốc điều hành Meg O’Neill chia sẻ việc sáp nhập này đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới cho Woodside, bao gồm cả việc mở rộng hoạt động của công ty vào thị trường khí đốt hiện đang căng thẳng ở bờ biển phía đông, thông qua việc bổ sung 50% cổ phần của BHP trong liên doanh khí đốt Gippsland Basin với ExxonMobil.

Cafeforexvn.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI