Trang chủBài học đầu tưBảy chỉ báo kỹ thuật cho bộ công cụ giao dịch

Bảy chỉ báo kỹ thuật cho bộ công cụ giao dịch

Cafeforexvn – Các chỉ báo kỹ thuật được các trader sử dụng để hiểu rõ hơn về cung và cầu của chứng khoán và tâm lý thị trường. Cùng với nhau, các chỉ số này tạo thành bộ cơ sở phân tích kỹ thuật.

Bảy chỉ báo kỹ thuật cho bộ công cụ giao dịch

Bảy chỉ báo kỹ thuật cho bộ công cụ giao dịch

Tham khảo thêm:

Các chỉ số như khối lượng giao dịch cung cấp manh mối về sự tiếp diễn của một động thái giá. Từ đó, chúng có thể được sử dụng để tạo ra các tín hiệu mua và bán. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về bảy chỉ báo kỹ thuật có thể thêm vào bộ công cụ giao dịch của mình. Bạn không cần phải sử dụng tất cả chúng, thay vào đó hãy chọn ra một số chỉ số có thể giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn.

Những ý chính

  • Các trader theo trường phái phân tích kỹ thuật và các nhà phân tích đầu tư bằng đồ thị có nhiều loại chỉ báo, mẫu và các chỉ báo dao động trong bộ công cụ của họ để nhận biết tín hiệu.
  • Một số trong số này xem xét lịch sử giá, những người khác xem xét khối lượng giao dịch, và những người còn lại dựa theo chỉ báo động lượng. Thông thường, chúng được sử dụng cùng nhau hoặc kết hợp với nhau.
  • Ở đây, chúng ta xem xét bảy công cụ hàng đầu mà các nhà phân tích kỹ thuật về thị trường sử dụng và cũng là những công cụ bạn nên làm quen nếu định giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật.

Công cụ giao dịch

Các công cụ giao dịch cho các trader trong ngày và các nhà phân tích kỹ thuật bao gồm các công cụ biểu đồ giúp đưa ra các tín hiệu mua hoặc bán hoặc chỉ ra các xu hướng hay mô hình trên thị trường. Nói chung, có hai loại chỉ báo kỹ thuật cơ bản:

  1. Lớp phủ: Đây là các chỉ báo kỹ thuật sử dụng cùng thang đo với giá và được vẽ phủ lên trên đường giá trên biểu đồ chứng khoán. Ví dụ: đường trung bình động và đường Bollinger Bands® hay Fibonacci.
  2. Các chỉ báo dao động: Thay vì được phủ trên biểu đồ giá, các chỉ báo kỹ thuật dao động giữa mức tối thiểu và tối đa cục bộ này được vẽ trên hoặc dưới biểu đồ giá. Ví dụ: chỉ số stochastic, MACD hoặc RSI. Bài viết này sẽ chủ yếu xem xét về các chỉ số loại này.

Các trader thường sử dụng cùng lúc một số chỉ báo kỹ thuật khác nhau khi phân tích một chứng khoán. Giữa hàng nghìn lựa chọn khác nhau, các trader phải chọn các chỉ báo phù hợp nhất với họ và tự tìm hiểu cách hoạt động của chúng. Các trader cũng có thể kết hợp các chỉ báo kỹ thuật với các hình thức phân tích kỹ thuật mang tính chủ quan hơn, chẳng hạn như đưa ra các ý tưởng giao dịch dựa vào các mẫu biểu đồ. Các chỉ báo kỹ thuật cũng có thể được tích hợp vào các hệ thống giao dịch tự động dựa trên tính định lượng của chúng.

  1. Chỉ báo khối lượng cân bằng OBV

Đầu tiên, hãy sử dụng chỉ báo OBV để đo khối lượng tăng hay giảm của một chứng khoán theo thời gian.

Chỉ báo này tính bằng tổng khối lượng tăng trừ khối lượng giảm. Khối lượng tăng là khối lượng giao dịch trong một ngày giá tăng. Khối lượng giảm là khối lượng giao dịch trong một ngày giá giảm. Khối lượng mỗi ngày được cộng hoặc trừ khỏi chỉ báo dựa trên việc giá ngày hôm đó là tăng hay giảm.

OBV tăng lên cho thấy người mua sẵn sàng bước vào và đẩy giá lên cao hơn. OBV giảm khi khối lượng bán ra nhiều hơn khối lượng mua, điều này cho thấy giá sẽ giảm xuống. Theo cách này, OBV hoạt động giống như một công cụ xác nhận xu hướng. Nếu giá và OBV đang tăng, điều đó giúp chỉ ra sự tiếp diễn của xu hướng này.

Các trader còn sử dụng OBV để theo dõi sự phân kỳ. Điều này xảy ra khi chỉ báo và giá đi theo các hướng khác nhau. Nếu giá đang tăng nhưng OBV lại giảm, điều đó có thể cho thấy rằng xu hướng tăng không được hỗ trợ bởi những người mua lớn và có thể sớm đảo ngược.

Chỉ báo khối lượng cân bằng OBV

Hình ảnh của Sabrina Jiang © Investopedia 2020

  1. Đường A/D (Tích lũy/Phân phối)

Một trong những chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất để xác định dòng tiền vào và ra của một chứng khoán là đường A/D.

Nó tương tự như chỉ báo OBV, nhưng thay vì chỉ xem xét giá đóng cửa của chứng khoán trong một khoảng thời gian thì nó còn tính đến cả phạm vi giao dịch trong khoảng thời gian đó và vị trí của giá đóng cửa trong phạm vi đó. Nếu một cổ phiếu có giá đóng cửa ở gần mức cao của của phạm vi, thì chỉ báo sẽ cho thấy khối lượng lớn hơn so với giá đóng cửa gần điểm giữa của phạm vi. Các cơ sở tính toán khác nhau cho thấy OBV và A/D sẽ hoạt động tốt hơn trong những trường hợp khác nhau.

Đường chỉ báo A/D có xu hướng tăng cho thấy dấu hiệu nên mua vào, vì cổ phiếu đang đóng cửa tại khoảng trên điểm giữa của phạm vi. Điều này giúp xác nhận một xu hướng tăng. Mặt khác, nếu A/D giảm, điều đó có nghĩa là giá đóng cửa ở phần thấp hơn của phạm vi hàng ngày và do đó, khối lượng được coi là âm. Điều này giúp xác nhận một xu hướng giảm.

Bên cạnh đó, các trader còn sử dụng đường A/D để theo dõi sự phân kỳ. Nếu A/D bắt đầu giảm trong khi giá đang tăng, điều này báo hiệu rằng xu hướng đang gặp khó khăn và có thể đảo ngược. Tương tự, nếu giá có xu hướng thấp hơn nhưng A/D bắt đầu tăng, điều đó có thể báo hiệu giá sắp tăng lên.

Đường A/D (Tích lũy/Phân phối)

Hình ảnh của Sabrina Jiang © Investopedia 2020

  1. Chỉ số định hướng trung bình ADX

Chỉ số ADX là một chỉ báo xu hướng được sử dụng để đo sức mạnh và động lượng của một xu hướng. Khi ADX cao trên 40 thì xu hướng được coi là có nhiều sức mạnh định hướng, có thể là tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào hướng di chuyển của giá.

Khi chỉ báo ADX thấp dưới 20, xu hướng được coi là yếu hoặc đó chưa phải là xu hướng.

ADX là đường chính trên chỉ báo, thường có màu đen. Có hai dòng bổ sung có thể được hiển thị tùy chọn là DI + và DI-. Những đường này thường có màu đỏ và xanh lá cây tương ứng. Cả ba đường này kết hợp với nhau để hiển thị hướng của xu hướng cũng như động lượng của xu hướng.

  • ADX trên 20 và DI+ ở trên DI-: Đó là xu hướng tăng.
  • ADX trên 20 và DI- ở trên DI+: Đó là xu hướng giảm.
  • ADX dưới 20 thì đây là một xu hướng yếu hoặc đơn giản chỉ là một thời kỳ dao động và DI- và DI+ thường sẽ nhanh chóng cắt nhau.

Chỉ số định hướng trung bình ADX

Hình ảnh của Sabrina Jiang © Investopedia 2020

  1. Chỉ báo Aroon

Chỉ báo dao động Aroon là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để đo lường xem chứng khoán có đang trong xu hướng hay không và cụ thể hơn là giá có chạm mức cao hoặc thấp mới trong khoảng thời gian tính toán hay không (thường là 25 ngày).

Chỉ báo này cũng có thể được sử dụng để xác định thời điểm bắt đầu một xu hướng mới. Chỉ báo Aroon bao gồm hai đường: một đường Aroon-up và một đường Aroon-down.

Khi đường Aroon-up vượt lên trên Aroon-down, đó là dấu hiệu đầu tiên của một sự thay đổi xu hướng có thể xảy ra. Nếu Aroon-up đạt 100 và duy trì tương đối gần mức đó trong khi Aroon-down ở gần mức 0, đó là dấu hiệu xác nhận về một xu hướng tăng.

Ngược lại, nếu Aroon-down vượt lên trên Aroon-up và ở gần 100, điều này cho thấy xu hướng giảm đang diễn ra.

Chỉ báo Aroon

Hình ảnh của Sabrina Jiang © Investopedia 2020

  1. MACD

Chỉ báo MACD (viết tắt của moving average convergence divergence, đường trung bình động hội tụ, phân kỳ) giúp các trader nhìn thấy hướng cũng như động lượng của xu hướng. Nó cũng cung cấp một số tín hiệu giao dịch.

MACD trên mức 0 tức là giá đang trong giai đoạn tăng. Nếu MACD dưới 0 thì giá đã bước vào thời kỳ giảm.

Chỉ báo này bao gồm hai đường: đường MACD và đường tín hiệu di chuyển chậm hơn. Khi MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu, điều này cho thấy giá đang giảm. Khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu thì giá đang tăng.

Quan sát chuyển động của đường chỉ báo đang trên hay dưới so với mức 0 giúp xác định tín hiệu cần tuân theo. Ví dụ: nếu chỉ báo trên mức 0, hãy chờ lúc MACD vượt lên trên đường tín hiệu để mua vào. Nếu MACD dưới 0 mà nó lại cắt xuống dưới đường tín hiệu, thì đây là tín hiệu cho một giao dịch bán.

MACD

Hình ảnh của Sabrina Jiang © Investopedia 2020

  1. RSI hay chỉ số sức mạnh tương đối

RSI có ít nhất ba mục đích sử dụng chính. Chỉ báo này di chuyển từ 0 đến 100 và biểu thị mức tăng giá so với mức giảm giá gần đây. Do đó, RSI giúp đánh giá động lượng và sức mạnh xu hướng.

Mục đích sử dụng cơ bản nhất của RSI là một chỉ báo xác định quá mua và quá bán. Khi RSI di chuyển trên 70, tài sản được coi là quá mua và có thể sẽ giảm giá. Khi RSI dưới 30, tài sản bị bán quá mức và có thể sẽ tăng giá. Tuy nhiên, việc đưa ra giả định này là khá nguy hiểm; do đó, một số trader sẽ đợi chỉ báo tăng lên trên 70 và sau đó giảm xuống trước khi bán, hoặc chờ nó giảm xuống dưới 30 và sau đó tăng trở lại trước khi mua.

Theo dõi sự phân kỳ là một công dụng khác của RSI. Khi chỉ báo di chuyển theo một hướng khác với giá, nó cho thấy rằng xu hướng giá hiện tại đang suy yếu và có thể sớm đảo ngược.

Mục đích sử dụng thứ ba của RSI là xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Trong xu hướng tăng, RSI của một cổ phiếu thường sẽ giữ trên mức 30 và thường xuyên đạt 70 hoặc cao hơn. Khi một cổ phiếu đang trong xu hướng giảm, chỉ số RSI thường sẽ giữ dưới 70 và thường xuyên đạt 30 hoặc thấp hơn.

RSI hay chỉ số sức mạnh tương đối

Hình ảnh của Sabrina Jiang © Investopedia 2020

  1. Chỉ số Stochastic Oscillator (Dao động ngẫu nhiên)

Stochastic Oscillator là một chỉ báo đo lường giá hiện tại so với một phạm vi giá trong những khoảng thời gian xác định. Chỉ báo này giao động từ 0 đến 100 và xuất phát từ ý tưởng rằng trong một xu hướng tăng, giá sẽ đạt mức cao mới và trong xu hướng giảm, giá có xu hướng tạo ra mức thấp mới. Stochastic theo dõi xem điều này có đang xảy ra hay không.

Stochastic di chuyển lên và xuống tương đối nhanh vì hiếm khi giá tạo mức cao liên tục và giữ cho stochastic gần mức 100 hoặc tạo mức thấp liên tục và giữ cho stochastic gần bằng không. Do đó, stochastic thường được sử dụng như một chỉ báo quá mua và quá bán. Các mức trên 80 được coi là quá mua, trong khi các mức dưới 20 được coi là quá bán.

Bên cạnh đó, hãy cân nhắc về xu hướng giá tổng thể khi sử dụng mức quá mua và quá bán. Ví dụ: trong một xu hướng tăng, khi chỉ báo giảm xuống dưới 20 và tăng trở lại trên nó, đó có thể là tín hiệu mua. Tuy nhiên, các đợt tăng lại trên 80 lại ít xảy ra hơn vì chúng ta kỳ vọng chỉ báo sẽ thường xuyên di chuyển đến 80 trở lên trong xu hướng tăng. Trong xu hướng giảm, chỉ báo di chuyển trên 80 và sau đó giảm trở lại bên dưới báo hiệu cho trader có thể thực hiện một giao dịch bán. Mức 20 ít quan trọng hơn trong xu hướng giảm.

Chỉ số Stochastic Oscillator (Dao động ngẫu nhiên)

Hình ảnh của Sabrina Jiang © Investopedia 2020

Kết luận

Mục tiêu của mọi trader ngắn hạn là xác định hướng động lượng của một tài sản nhất định và cố gắng thu lợi nhuận từ đó. Có hàng trăm chỉ báo kỹ thuật và dao động được phát triển cho mục đích cụ thể này và bài viết này đã cung cấp cho bạn một số ít trong đó để có thể bắt đầu dùng thử. Bạn có thể sử dụng các chỉ số để phát triển các chiến lược mới hoặc kết hợp chúng vào các chiến lược hiện tại của bạn. Để xác định chỉ số nào bạn nên sử dụng, hãy dùng thử chúng trong tài khoản demo và chọn ra những chỉ báo bạn thích nhất.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI