Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiDầu bật tăng trong phiên cuối tuần

Dầu bật tăng trong phiên cuối tuần

Cafeforexvn – Theo dữ liệu mới nhất được Baker Hughes công bố vào ngày 3/6, tổng số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ vẫn giữ nguyên trong tuần này, sau khi loại bớt 1 giàn khoan trong tuần trước.

Dầu bật tăng trong phiên cuối tuần

Tổng số giàn khoan giữ nguyên ở mức 727 trong tuần này – cao hơn 271 giàn so với cùng kỳ trong năm 2021.

Xem thêm: Dầu bật tăng khi tháng 7 bắt đầu

Dầu bật tăng trong phiên cuối tuầnTham khảo thêm: Giá dầu thô tăng sau một tuần “hạ nhiệt” 11/7

Số lượng giàn khoan tại Permian Basin cũng không có thay đổi trong tuần này, giữ ở mức 342.  Giàn Eagle Ford cũng không có thay đổi gì và  giữ vững ở vị trí 66. Các giàn khoan dầu khí ở Permian cao hơn 110 so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng mới nhất, sản lượng dầu thô của Mỹ ổn định ở mức 11,9 triệu thùng / ngày trong tuần kết thúc vào ngày 27/5 – mức tăng 300.000 thùng / ngày kể từ khi Nga tấn công Ukraine.

Vào lúc 23h06 ngày 3/6 theo giờ Việt Nam, giá dầu có xu hướng tăng lên, cụ thể dầu WTI được giao dịch ở mức 118,70 USD — tăng 1,86 USD / thùng (+ 1,59%) và tăng hơn 5 USD / thùng trong tuần. Dầu Brent của Mỹ giao dịch ở mức 119,30 USD / thùng, tăng 1,72 USD (+ 1,46%) trong ngày và tăng 2 USD trong tuần.

Một quyết định hôm thứ Năm của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh, được gọi là OPEC +, nhằm tăng sản lượng lên 648.000 thùng / ngày (bpd) trong tháng 7 và tháng 8, thay vì 432.000 thùng / ngày như đã thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên, con số này được coi là khó có thể đủ để bù đắp cho thị trường thắt chặt như hiện nay.

Các nhà phân tích cho rằng mức tăng được phân chia theo tỷ lệ giữa các nước thành viên, nhưng với việc Nga tham gia hiệp ước và các thành viên như Angola và Nigeria khiến mục tiêu trở nên xa vời, mức tăng nguồn cung có thể sẽ ít hơn khối lượng đã công bố.

Trong khi đó ANZ Research nhận định, “việc Nga bị bỏ lại trong nhóm cho thấy hoạt động sản xuất từ ​​liên minh sẽ tiếp tục gặp khó khăn và khó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường ngay cả mức tăng hạn ngạch khiêm tốn như hiện nay.”

Stephen Innes, Đối tác quản lý SPI Asset Management nhận định, “Nói cách khác, các nhà giao dịch cho rằng mức tăng gia tăng là quá nhỏ so với rủi ro nguồn cung ngày càng giảm do lệnh cấm vận của EU trong bối cảnh nhu cầu dự kiến ​​tăng từ Trung Quốc.”

Trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đang ngày một giảm nên, trung tâm tài chính Thượng Hải và thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế trong tuần này. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ mạnh mẽ nhằm kích thích nền kinh tế trong nước, dự kiến ​​sẽ nhắm vào các lĩnh vực sử dụng nhiều nhiên liệu như xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo về những rủi ro giảm đối với nhu cầu và giá dầu, do Bắc Kinh không thay đổi lập trường về các quy định chống COVID-19.

Các nhà phân tích từ Ngân hàng Quốc gia Úc cho biết: “Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gian phong tỏa là tín hiệu tích cực đối với nhu cầu nhiên liệu. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn giữ chính sách Zero-Covid khiến các chính sách siết chặt có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ nhiên liệu.”

Mặc dù giá dầu Brent đang trên đà giảm trong tuần, nhưng dầu WTI vẫn đang ghi nhận đà tăng vào thứ sáu do nguồn cung của Mỹ được đang rất eo hẹp, khiến cuộc thảo luận về việc hạn chế xuất khẩu nhiên liệu hoặc đánh thuế lợi tức đối với các nhà sản xuất dầu và khí đốt.

Các nhà lãnh đạo EU hôm thứ Hai đã nhất trí về nguyên tắc cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay. Đây là lệnh trừng phạt cứng rắn nhất của khối kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công vào Ukraine, Nga gọi đây là “hoạt động quân sự đặc biệt”.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Các quyết định của Liên minh châu Âu nhằm loại bỏ một phần dầu và các sản phẩm dầu của Nga, cũng như cấm bảo hiểm đối với các tàu buôn của Nga, rất có thể sẽ các thúc đẩy đà tăng giá hơn nữa, gây bất ổn thị trường năng lượng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng.”

27 quốc gia EU đã giáng đòn trừng phạt vào Nga kể từ khi Moscow tiến quân vào Ukraine kể từ cuối tháng 2.

Điện Kremlin cho rằng các lệnh trừng phạt dầu mỏ chính là tác nhân gây tổn hại đến dòng chảy dầu toàn cầu và gây bất ổn cho thị trường năng lượng thế giới.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: “Nhưng tất nhiên, Nga sẽ không bán bất cứ hàng hóa gì khi bị lỗ.”

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết động thái quay lưng lại với dầu của Nga khiến Moscow mất đi nguồn thu khổng lồ và gây áp lực buộc nước này phải chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, Nga cho rằng đây chính là “gậy ông đập lưng ông” mà thôi.  

Theo nhận định từ Nga hôm 2/6 mới đây, việc các nước EU cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga chỉ khiến thị trường thêm bất ổn, giá cả mọi thứ tăng cao và cuối cùng chỉ có người dân các nước này là chịu thiệt nhất. EU cấm dầu mỏ Nga là bấm nút ‘tự hủy’.

Nhìn chung, thị trường dầu tuần này đã chứng kiến ​​khá nhiều biến động.  Đầu tiên là Trung Quốc thoát khỏi cơn ác mộng phong toả kéo dài suốt ba tháng, sau đó là các báo cáo rằng Saudi Arabia và UAE sẽ tìm cách đẩy nhanh mức tăng hàng tháng của OPEC +. Trên thực tế, khi nhóm sản xuất chọn tăng 648.000 thùng / ngày vào tháng 7 và tháng 8, có vẻ như giá sẽ lao dốc về gần mốc 110 USD / thùng. Thật không may cho phe gấu, việc hàng tồn kho của Mỹ gỉam, kết hợp với quyết định của EU cấm nhập khẩu dầu của Nga lại khiến giá dầu quay đầu đi lên.

Dầu bật tăng trong phiên cuối tuần

Sản lượng dầu của Mỹ

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI