cafeforexvn.com – Những tháng cuối cùng của năm 2021, nền kinh tế thế giới đang phải chịu tác động mạnh mẽ của làn sóng đại dịch lần thứ 4.
Dự báo về nền kinh tế toàn cầu
Những tin tức về phủ sóng tiêm phòng đang được các Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ. Mục đích phục hồi các nền kinh tế, mở cửa lưu thông, mang lại tâm lý lạc quan cho các nhà đầu tư. Nhưng phố Wall nhận định thế giới chưa thể phục hồi hoàn toàn khi những diễn biến về đại dịch vẫn còn đang diễn ra.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến thế giới khá nhiều khi tình trạng chuỗi cung ứng đã bị ngừng trễ, gây sự áp tắc nhiều nơi trên toàn cầu. Trong tuần qua, tình trạng cạn kiệt nhiên liệu, những cuộc khủng hoảng Bất động sản tại Trung Quốc, Mỹ đang phải đối mặt về vấn đề toàn dụng nhân công. Chúng ta đều thấy, các nền kinh tế đều có những khó khăn riêng
Tình hình chuỗi cung ứng rối loạn trên toàn cầu
Tuần qua, nhà trắng đã có một công bố sẽ giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở các cảng của nước này. Đặc biệt, tại cảng Los Angeles một trong những cảng lớn nhất tại Mỹ, toàn bộ lực lượng đã phải hoạt động tối đa công suất 24/7, cùng với các doanh nghiệp tư nhân tăng ca làm ngày, đêm
Trong suốt nhiều tháng qua, các hoạt động tại cảng nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Bên cạnh các vấn đề về cảng bị tắc nghẽn, nguồn cung ứng lao động tại cảng cũng đã bị sụt giảm đáng kể. Số lượng xe tải cũng đang trong tình trạng thiếu hụt, do thiếu con chip trầm trọng.
Theo báo cáo mới nhất của Đại học Duke, đa số các giám đốc tài chính đều có những dự báo tình trạng này còn sẽ kéo dài hết năm 2022, có thể sẽ còn kéo đến giữa năm 2023.
Giá cả của hàng hóa tăng đột biến
Những vấn đề đang diễn ra của chuỗi cung ứng đã góp phần đẩy giá một số hàng hóa leo thang. Các quan chức của các ngân hàng trung ương và chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới, trong đó có Fed đã nhận định lạm phát chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Điều này đã ảnh hưởng đến sự biến động về giá và đang dần đánh mất niềm tin của nhiều nhà đầu tư.
Theo thống kê gần đây, chính phủ Mỹ đã đưa ra các báo cáo về những số liệu chính thức về CPI (chỉ số giá tiêu dùng) đã tăng chạm ngưỡng 5,4%. Tại Mỹ và các quốc gia đều có một nỗi lo rất lớn khi lạm phát sẽ được dự đoán xảy ra vào tháng 12, khi giá năng lượng đang tăng lên chóng mặt vì do tình trạng cạn kiệt kéo dài, cùng thời tiết biến đổi liên tục.
Theo các dự báo của cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), các gia đình tại quốc gia này trong tâm lý chuẩn bị sẵn sàng dự đoán được khí đốt tự nhiên, dầu sưởi, tiền điện sưởi sẽ lần lượt sẽ đạt mức 30%, 43%, 6% vào mùa đông năm nay.
Bên cạnh đó, giá năng lượng tại quốc gia này còn tăng mạnh mẽ hơn cả châu Âu. Giá buôn điện này đã vượt mức 200% so với cùng kỳ năm trước, theo nguồn dữ liệu từ Ủy ban châu Âu (EC). Song song đó giá than tại Trung Quốc, Ấn Độ đạt mức cao kỷ luật trong 3 năm qua.
Vấn đề khủng hoảng trần nợ tại Mỹ
Các nghị sĩ tại Mỹ đang có những tranh cãi về tình hình trần nợ quốc gia ở mức báo động. Vào thứ sáu tuần trước, Tổng thống Biden đã quyết định ký một đạo luật nhằm đình chỉ tạm thời quốc gia, mục đích ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của Chính phủ Mỹ trong năm 2021. Nếu sau khi đạo luật này hết hiệu lực vào ngày 03/12, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn không có những quyết định đi đến thống nhất, sẽ khiến Washington DC bước vào giai đoạn bóng tối bởi tình trạng vỡ nợ.
Tham khảo thêm:
- Ngày hội mua sắm 11/11 của Trung Quốc diễn ra im ắng hơn mọi năm
- Gã khổng lồ GoTo Indonesia huy động 1,3 tỷ USD trước kế hoạch IPO
- Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực vào năm 2022.
Phố Wall đang giữ bình tĩnh trước các biến động
Những thách thức đang đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu. Có lẽ, các nhà đầu tư phố Wall vẫn bình thản và không hề lo lắng. Gần đây, chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 18%, điều này đã mang đến một tâm trạng lạc quan cho các nhà đầu tư. Vì chính phủ Mỹ đã bơm tiền nhằm kích cầu kinh tế.
Ông O’Rourke nói rằng, “Con số 10 nghìn tỷ USD nhằm kích thích nền kinh tế bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, tạo ra mức thanh khoản dồi dào, ai cũng trong tâm lý lạc quan nên sẽ không quan tâm đến những nguồn tin tiêu cực”. Những kế hoạch Fed lập ra nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn rút lại các chính sách tiền tệ, có thể sẽ thực hiện cắt giảm các chương trình mua tài sản cho những tháng cuối năm.