Kết thúc tháng 03/2022, lạm phát Anh đã đạt mốc 7%, con số này cao nhất trong suốt hơn 30 năm qua. Giá thực phẩm, hàng tiêu dùng và năng lượng làm người tiêu dùng cân đối lại mức chi tiêu và đẩy các nhà hoạch định chính sách vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Giá năng lượng tăng cao khiến lạm phát Anh cán mốc 7%

Xem thêm: Xung đột Nga – Ukraine tác động tiêu cực thương mại toàn cầu.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh đã tăng hơn 1,1 so với tháng trước, cao hơn so với mức dự báo là 0,7% mà các chuyên gia đã thăm dò trước đó. So cùng kỳ năm trước, CPI của Anh đã đạt mức tăng 7%, cao hơn mức dự báo của các chuyên gia là 6,7%.
Kể từ 01/04/2022, Cơ quan điều hành năng lượng của Anh đã cảnh báo về mức tăng năng lượng của các hộ gia đình tại nước này sẽ phải thêm 54% chi phí sau đà tăng liên tục của năng lượng toàn cầu. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã thực hiện kế hoạch nâng lãi suất từ 0,1% lên 0,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại, các NHTW trên toàn cầu đang phải cân bằng các biện pháp đối phó với lạm phát và duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định. Đây là một trong những thách thức khá lớn đối với các quốc gia đang đối phó trước những diễn biến của xung đột Nga – Ukraine đang kìm hãm sự phục hồi kinh tế toàn cầu
Boris Glass, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại S&P Global Ratings, cho biết lạm phát tại Anh có khả năng tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao kỷ lục trong cả năm 2022. Ông cho biết thêm “Việc nâng mức trần giá năng lượng sẽ thúc đẩy lạm phát tăng thêm trong tháng 4. Đà tăng của lạm phát sẽ tác động mạnh tới ngân sách của hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình có thu nhập thấp và đã cạn tiền tiết kiệm”.
Ngoài ra, Ông dự báo lạm phát có thể bắt đầu giảm vào mùa đông tới nếu giá năng lượng toàn cầu quay đầu giảm.
Hiện tại, NHTW Anh đang lo ngại về lạm phát trong trung hạn. Mức lạm phát cao hiện tại chủ yếu là do giá năng lượng toàn cầu, đồng thời các hàng hóa nội địa cũng đang trên đà tăng mạnh. Thêm vào đó là cú sốc về nguồn cung vì chiến tranh giữa Nga – Ukraine đang đẩy lạm phát duy trì ở mức khá cao và dài hạn
Nga là quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong việc cung ứng kim loại công nghiệp và phân bón. Theo ông Crofton lưu ý rằng “Do đó, người tiêu dùng có khả năng chứng kiến áp lực tăng mạnh hơn của giá hàng hóa và thực phẩm trong vài tháng tới”
Giá cả hàng hóa đang được dự đoán tăng mạnh sắp tới
JPMorgan Chase dự báo giá hàng hóa có thể tăng thêm tới 40% nếu nhà đầu tư tăng phân bổ vốn cho nguyên vật liệu thô ngay khi lạm phát tăng vọt.

Tháng trước, giá hàng hóa đã lập kỷ lục mới khi cuộc chiến Nga-Ukraine làm chao đảo thị trường, gây gián đoạn nguồn cung và thúc đẩy giá cả nhiều loại hàng hóa như dầu khí và lúa mì. Tình trạng này đang thúc đẩy lạm phát toàn cầu lên mức khá cao và thôi thúc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dùng những biện pháp cứng rắn hơn, đẩy các nhà đầu tư cẩn thận trong việc điều chỉnh tỷ trọng sản phẩm đầu tư trong danh mục cá nhân.
Theo các chiến lược gia JPMorgan nhận định “Trong bối cảnh nhu cầu phòng hộ lạm phát ngày càng tăng hiện nay, tỷ trọng vốn phân bổ dài hạn cho hàng hóa có thể vượt 1% tổng tài sản tài chính toàn cầu, vượt mức đỉnh trước đó”. Nếu các yếu tố khác không thay đổi quá nhiều, điều này “ngụ ý rằng giá hàng hóa có khả năng tăng thêm 30-40% từ mức hiện tại”