Trang chủChứng khoánMua ngay Nvidia và Qualcomm năm 2022, đón đầu thời đại Metaverse

Mua ngay Nvidia và Qualcomm năm 2022, đón đầu thời đại Metaverse

Cafeforexvn – Ngày nay, công nghệ đã giúp tạo điều kiện phát triển nên một thế giới ảo cho phép mọi người có thể gặp gỡ nhau, chơi game nhập vai và thậm chí là làm ăn kinh doanh trên đó. Theo cách gọi phổ biến, khái niệm thế giới ảo này được gọi là metaverse. Phần lớn thông tin chi tiết về nguyên lý hoạt động của thế giới metaverse vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng những nhà đầu tư sành sỏi đều biết rằng đây là một xu thế không nên bỏ qua.

Mua ngay Nvidia và Qualcomm năm 2022, đón đầu thời đại Metaverse

Có nhiều cách khác nhau để đón đầu xu hướng metaverse, nhưng trong số đó có một cách rất tuyệt vời để thu được lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể cân nhắc, đó là rót vốn vào các công ty vững mạnh, có lịch sử thành công từ lâu và có thể hưởng lợi từ các xu hướng metaverse.

Cụ thể, Nvidia (NVDA, -3,53%) và Qualcomm (QCOM, 0,50%) được giới phân tích đánh giá rằng sẽ gặt hái thắng lợi bất kể metaverse phát triển như thế nào.

Mua ngay Nvidia và Qualcomm năm 2022, đón đầu thời đại MetaverseTham khảo thêm:

Nvidia: nền tảng hình thành metaverse và hơn thế nữa

Tiềm năng đầy hứa hẹn của metaverse là không thể phủ nhận. Tuy vậy, có thể sẽ mất nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập kỷ thì vũ trụ này mới thực sự đạt đến độ chín. Vì lý do đó, những nhà đầu tư nào đang tìm cách đón đầu cơ hội ở metaverse nên tăng cường tập trung vào các doanh nghiệp đầu ngành, có hoạt động kinh doanh phát đạt, có khả năng hưởng lợi dài hạn và có thị trường tiềm năng rộng lớn ngoài các cơ hội khác trong lĩnh vực kỹ thuật số. Gương mặt sáng giá nhất thỏa tất cả các tiêu chí đó chính là Nvidia.

Với vị thế tiên phong trong mảng sản xuất đơn vị xử lý đồ họa (GPU), Nvidia chính là công ty dẫn đầu ngành, thống trị đến 83% thị phần trên thị trường GPU rời dành cho máy tính để bàn. Với nỗ lực sáng tạo đổi mới không ngừng nghỉ, Nvidia đã mang lại những bộ vi xử lý không thể thiếu đối với cộng đồng các game thủ. Nhờ vậy, doanh thu từ mảng game của hãng này mới có thể tăng trưởng với tốc độ kỷ lục đến 61% trong năm tài chính 2022 (tính đến ngày 30/01/2022).

Tác vụ xử lý song song chính là bí quyết mang lại cho GPU khả năng xử lý vô số các phép tính toán học phức tạp với tốc độ cực nhanh, và chưa có công ty nào có thể khai thác sức mạnh thuần túy này tốt hơn Nvidia. Ưu thế đó chắc chắn sẽ phát huy tác dụng khi họ hỗ trợ tạo ra thực tế ảo bằng đồ họa trên metaverse.

Tiếp đến là phân khúc trung tâm dữ liệu, một mảng chuyên cung cấp bộ vi xử lý cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu. Một số nhà đầu tư có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Nvidia cũng là nhà cung cấp chip hàng đầu, vốn phục vụ cho các hoạt động điện toán đám mây. Danh sách khách hàng đa dạng của họ bao gồm những cái tên đình đám như Amazon Web Services (AWS), Google Cloud của Alphabet và Microsoft Azure, cùng nhiều tên tuổi khác. Mảng trung tâm dữ liệu của Nvidia cũng mang về doanh thu ở mức kỷ lục, tăng đến 58% vào năm ngoái.

Sự thành công từ hai mảng kinh doanh lớn nhất của Nvidia đã vạch rõ những xu hướng thị trường đầy hứa hẹn, giúp thúc đẩy tiềm lực tăng trưởng của họ, nhưng công ty này chỉ mới khai thác được lớp bề mặt của một mỏ vàng khổng lồ. Nvidia đã đạt mức doanh thu kỷ lục khoảng 26,9 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng đó chỉ là hạt cát giữa sa mạc khi xét đến tổng giá trị thị trường tiềm năng, mà theo ước tính của ban lãnh đạo Nvidia, giá trị của thị trường này sẽ tăng lên đến 250 tỷ USD vào năm 2023.

Đứng trước cơ hội này, các nhà đầu tư sẽ có một nền tảng thành công vững chắc trong lúc ẩn nhẫn chờ hái quả ngọt khi metaverse dần dần hình thành trọn vẹn. Tuy vậy, dựa trên thế mạnh chuyên môn của Nvidia trong mảng xử lý đồ họa, metaverse sẽ có vai trò là một phần mở rộng thêm trong các hoạt động kinh doanh hiện có của họ, giúp hỗ trợ cho mọi công nghệ từ thiết bị thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) cho đến các trung tâm dữ liệu được thiết kế để tạo kết cấu cho những không gian ảo này.

Ngay cả khi không có metaverse, Nvidia vẫn xứng đáng chiếm một vị trí trong danh mục đầu tư đa dạng của những nhà đầu tư thông minh. Còn nếu có, metaverse sẽ chỉ đóng vai trò như một món lợi kèm thêm cho những nhà đầu tư nào chịu khó kiên nhẫn.

Nvidia: nền tảng hình thành metaverse và hơn thế nữa

Qualcomm: kẻ kết nối metaverse

Hầu hết các nhà đầu tư đều biết đến Qualcomm với tư cách là công ty sản xuất các bộ chip trong điện thoại thông minh. Mặc dù đó vẫn là phân khúc kinh doanh lớn nhất của công ty này nhưng họ cũng đã chú tâm mở rộng phân khúc thiết bị kết nối trong những năm gần đây.

Hiện metaverse được xem là một sân chơi quan trọng nhất. Meta Platforms đã chọn Qualcomm để cung cấp các bộ chipset cho tai nghe VR Oculus Quest 2 do hãng này sản xuất. Hơn nữa, trong cuộc hội đàm về kết quả BCTC quý đầu tiên năm 2022, Qualcomm đã tự quảng bá vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thiết bị AR và VR bằng cách thu hút các đối tác quan trọng.

Tại CES, công ty này đã công bố mối quan hệ hợp tác với Microsoft để thiết kế chip AR tùy chỉnh. Ngoài ra, Qualcomm cũng đã mở một phòng thí nghiệm thực tế mở rộng (XR) ở Châu Âu. Họ sẽ tập trung vào nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực như điều khiển máy móc bằng tay và cử chỉ và lập bản đồ 3D.

Nỗ lực đầu tư của Qualcomm vào mảng nghiên cứu và phát triển đã tiếp tục thúc đẩy các chỉ số tài chính của họ. Trong quý đầu tiên của năm tài chính 2022, Qualcomm đã báo cáo đạt doanh thu 10,7 tỷ USD, nhiều hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ đó, thu nhập ròng quý 1 đã đạt 3,4 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Qualcomm đã giới hạn mức tăng chi phí xuống còn 20% ​​trong giai đoạn đó, giúp nâng cao lợi nhuận.

Tốc độ tăng trưởng như vậy dường như sẽ có thể tiếp tục duy trì. Trong quý thứ hai, Qualcomm dự báo doanh thu sẽ có thể đạt từ 10,2 tỷ USD đến 11 tỷ USD. Với giá trị trung bình trong khoảng dự báo đó, mức tăng trưởng tiềm năng có thể đạt 34%.

Với hiệu suất như vậy, sẽ không có gì quá bất ngờ khi cổ phiếu Qualcomm tránh được làn sóng bán tháo ồ ạt trong thời gian qua, vốn dĩ đã ảnh hưởng đến nhiều cổ phiếu công nghệ khác. Kể từ khi chạm mức đỉnh cao nhất trong 52 tuần qua vào đầu tháng 1, QCOM hiện chỉ thấp hơn 10% so với vị trí đó. Ngoài ra, Qualcomm cũng đã tăng 14% so với năm ngoái, xấp xỉ hiệu suất của S&P 500.

Hơn nữa, tỷ lệ P/E của cổ phiếu Qualcomm chỉ hơn 19 lần. Con số này thấp hơn nhiều so với các công ty cùng ngành, đơn cử như Apple (P/E 28 lần). Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và đạt được nhiều thành công trong metaverse cũng như các lĩnh vực công nghệ khác, hiện cổ phiếu Qualcomm có vẻ như là một món hời mà các nhà đầu tư cuồng metaverse không nên bỏ qua.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI