Số liệu về lạm phát Mỹ làm tăng những đồn đoán về việc FED sẽ tăng lãi suất trong tuần này. Thông tin này sẽ tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán, vàng và tiền điện tử. Trong khi đó, những lo ngại về việc Trung Quốc tiếp tục chính sách Zero Covid-19 đang tạo sức ép lên giá dầu.
Tiêu điểm kinh doanh tuần 13 – 18/6/2022

Xem thêm: Tiêu điểm kinh doanh ngày 13/6/2022
Chứng khoán giảm mạnh
Dự báo thị trường kinh doanh chứng khoán trong tuần mới tiếp tục đi xuống do ảnh hưởng từ các số liệu lạm phát ở Mỹ. Trước đó, trong phiên cuối tuần trước, sắc đỏ tiếp tục thống lĩnh Phố Wall, sau khi báo cáo từ Chính phủ Mỹ cho thấy tốc độ tăng giá nhanh hơn dự báo và tâm lý người tiêu dùng xuống mức thấp kỷ lục, củng cố thêm lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tích cực hơn trong nỗ lực nâng lãi suất.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ, lạm phát của nước này cán mốc 8,6% trong tháng Năm vừa qua, mức cao nhất kể từ năm 1981, trong bối cảnh giá lương thực và xăng dầu tăng chóng mặt và chưa thấy có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Lạm phát tăng mạnh do giá các loại nhiên liệu tăng 34,6% và giá thực phẩm thiết yếu tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1979. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, áp lực lạm phát tháng Năm có thể thấy rõ trên diện rộng, nhất là do ảnh hưởng của cuộc chiến tại Ukraine, việc Trung Quốc đóng cửa kiểm soát dịch và một số nhà máy lọc dầu lớn tạm đóng cửa và nhiều khả năng lạm phát sẽ lên tới 9% vào tháng Sáu.
Nhà đầu tư dường như đang chuẩn bị cho một phản ứng quyết liệt hơn của Fed để đối phó với lạm phát tăng cao. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm, vốn được xem như một trong những kênh nhạy cảm nhất đối với động thái nâng lãi suất của Fed đã vượt mức 3% vào ngày 10/6, chạm mức cao nhất kể từ năm 2008.
Nhóm cổ phiếu công nghệ và ngân hàng là 2 nhóm chịu áp lực lớn nhất khi nhà đầu tư đối mặt với lãi suất cao và khả năng suy thoái.
Giá vàng có xu hướng điều chỉnh xuống dưới 1800 USD/ounce
Báo cáo CPI mới nhất của Mỹ đã dập tắt hy vọng của thị trường về việc lạm phát tại nước này đã đạt đỉnh. Thị trường đã phản ứng rất nhanh và mạnh với thông tin này, khi những lo ngại trên đã đưa giá vàng xuống mức thấp nhất kể từ ngày 19/5 ở mức 1.824,63 USD/ounce trong đầu phiên.
Nhưng kênh trú ẩn an toàn này đã đảo ngược các khoản lỗ khi giới đầu tư đánh giá tác động kinh tế của việc Fed tăng mạnh lãi suất. Vàng nhận được thêm trợ lực sau khi cuộc khảo sát công bố cùng ngày của Đại học Michigan cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục vào đầu tháng Sáu trong bối cảnh giá xăng dầu tăng vọt.
Ông Tai Wong, một nhà giao dịch kim loại độc lập ở New York nhận định số phận của vàng trong tuần này sẽ phụ thuộc vào cuộc họp của Fed.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tại TD Securities cho biết trong một lưu ý vàng vẫn có thể đảo ngược những mức tăng này và có xu hướng giảm xuống dưới 1.800 USD/ounce trong trường hợp lãi suất tăng mạnh.
Giá dầu chịu tác động từ động thái xét nghiệm diện rộng kinh doanh mới ở Thượng Hải
Những thông tin về việc Thượng Hải lại tiến hành xét nghiệm trên diện rộng và phong tỏa một số khu vực đã kéo giá dầu đi xuống trong phiên cuối tuần. Dự báo trong tuần mới những biến động trên thị trường chứng khoán tiếp tục kìm hãm đà tăng của giá dầu.
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2022 của Trung Quốc đã tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước, khi việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19 cho phép một số nhà máy hoạt động trở lại. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 1/2022 và cao gấp đôi so với dự báo của các nhà phân tích.
Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ), nhận định: “Bất chấp số liệu tích cực về xuất khẩu của Trung Quốc, giá dầu vẫn giảm do thông tin về quận Minhang ở Thượng Hải đã phong tỏa trở lại, làm dấy lên lo ngại về sự suy yếu khác ở Trung Quốc vì chính sách “Zero COVID”. Nhân tố này tiếp tục tạo sức ép cho giá dầu trong phiên cuối tuần, cùng với báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 5/2022.
Phil Flynn, chuyên gia phân tích tại Price Futures, nhận định: “Mối lo ngại rằng đó có thể là dấu hiệu báo trước về thói quen tiêu dùng và mặc dù nhu cầu xăng hiện đang tăng mạnh, nhưng đó là dấu hiệu trong tương lai cho thấy nếu giá xăng không ổn định thì người tiêu dùng sẽ cắt giảm”.

Thị trường tiền kỹ thuật số sẽ trượt dài nếu không giữ được mốc 29.300 USD
Dữ liệu từ TradingView cho thấy giá Bitcoin đã giảm 600 USD sau khi số liệu CPI tháng 5 của Mỹ được công bố. Trái ngược với kỳ vọng rằng giai đoạn lạm phát tồi tệ nhất đã qua, chỉ số CPI tháng 5 của Mỹ đã lên tới 8,6% – mức cao kỷ lục kể từ năm 1981.
Hiện tại, các nhà giao dịch Bitcoin đang đưa ra các ngưỡng giá khác nhau cho Bitcoin, khi đồng tiền số này giao dịch bên trong phạm vi hẹp hiện tại. Theo chuyên gia phân tích Michaël van de Poppe, khu vực mấu chốt là quanh 29.300 USD.Nếu giá Bitcoin tụt xuống dưới ngưỡng này, mọi thứ sẽ rất tồi tệ.
Trong khi đó, nhà bình luận nổi tiếng WhalePanda cảnh báo các nhà đầu tư đang hoảng sợ hãy cân nhắc lại việc phân bổ Bitcoin của mình trước các điều kiện vĩ mô hiện nay. “Bán phá giá Bitcoin vì lạm phát cao hơn dự đoán là một trong những điều ngớ ngẩn nhất mà bạn có thể làm,”người này viết.
Biểu đồ giá Bitcoin trên khung thời gian 4 giờ. Nguồn: Twitter
Theo nhà giao dịch tiền số có tài khoản Twitter là Altcoin Sherpa, nếu giá Bitcoin tiếp tục có xu hướng lao dốc, khả năng đồng tiền số này mất ngưỡng 28.000 USD là có thể xảy ra.
Tổng vốn hóa thị trường tiền kỹ thuật số hiện ở mức 1,192 nghìn tỷ USD và tỷ lệ thống trị của Bitcoin là 46,6%.