Thứ Năm, Tháng Sáu 8, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiLạm phát Mỹ, đồng Yen - Tiêu điểm kinh tế thế giới...

Lạm phát Mỹ, đồng Yen – Tiêu điểm kinh tế thế giới 11/6/2022

Lạm phát Mỹ chạm mức cao kỷ lục, Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) bày tỏ quan ngại về việc đồng yen mất giá trước đồng USD của Mỹ trong thời gian gần đây. Đây được xem là cảnh báo mạnh mẽ nhất của Tokyo trong vấn đề tiền tệ và nước này có thể có hành động can thiệp để hỗ trợ đồng nội tệ.

Nhật Bản quan ngại về đồng yen mất giá so với USD
Nhật Bản quan ngại về đồng yen mất giá so với USD

Nhật Bản quan ngại về đồng yen mất giá so với USD

Tuyên bố chung nêu rõ Chính phủ và BOJ sẽ hợp tác chặt chẽ và giám sát biến động trên thị trường tiền tệ, cũng như sức ảnh hưởng của tình trạng mất giá đồng yen đối với kinh tế,…

Chia sẻ với báo giới sau cuộc họp với Thống đốc BOJ, Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Masato Kanda cho biết Tokyo sẽ có biện pháp ứng phó linh hoạt và để ngỏ mọi giải pháp. Ông từ chối cho biết liệu Tokyo có đàm phán với các nước khác để có sự can thiệp đồng bộ vào thị trường.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua so với đồng USD trong phiên giao dịch ngày 9/6 với tỷ giá trao đổi khoảng 134 yen/1 USD.

Xem thêm: Facebook, Twitter Xóa video thủ tướng Shinzo Abe về vụ ám sát

Lạm phát Mỹ chạm mức cao kỷ lục mới trong hơn 40 năm

Lạm phát Mỹ chạm mức cao kỷ lục mới trong hơn 40 năm
Lạm phát Mỹ chạm mức cao kỷ lục mới trong hơn 40 năm

Lạm phát Mỹ cán mốc 8,6% trong tháng Năm vừa qua, mức cao nhất kể từ năm 1981 đến nay trong bối cảnh giá lương thực và xăng dầu tăng chóng mặt và chưa thấy có dấu hiệu gì “hạ nhiệt”.

Theo bộ Lao động Mỹ, lạm phát tăng mạnh do giá các loại nhiên liệu tăng 34,6% và giá thực phẩm thiết yếu tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1979.

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, áp lực lạm phát tháng Năm có thể thấy rõ trên diện rộng, nhất là do ảnh hưởng của cuộc chiến tại Ukraine, việc Trung Quốc đóng cửa kiểm soát dịch và một số nhà máy lọc dầu lớn tạm đóng cửa và nhiều khả năng lạm phát sẽ lên tới 9% vào tháng Sáu.

Lạm phát cao ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ mà chính phủ Mỹ đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch. Áp lực giá cả có thể thấy rõ rệt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động đang thiếu nhân công và tỷ lệ người thất nghiệp tại Mỹ thấp nhất trong vòng nửa thế kỷ qua. Cũng chính vì giá thuê lao động tăng cao mà các doanh nghiệp lại buộc phải tăng giá hàng hóa để bù chi phí.

Thêm vào đó, nhu cầu du lịch, đi lại, và thụ hưởng các dịch vụ đa dạng cũng tăng cao khi đại dịch COVID-19 đang đỡ dần khiến giá cả các dịch vụ này cũng tăng nhiều. Giá vé máy bay tăng 37,8, giá khách sạn tăng 19,3% và quán ăn, nhà hàng tăn 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong vòng hơn 40 năm qua.

Chỉ số lạm phát hiện nay của Mỹ đã tăng hơn gấp 4 lần so với mức chuẩn 2% mà Fed đặt ra để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh. Với tình hình hiện nay, rất có thể Fed sẽ còn điều chỉnh tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay để giải quyết bài toán giá cả tăng phi mã.

Lạm phát Mỹ chạm mức cao kỷ lục mới trong hơn 40 năm
Lạm phát Mỹ chạm mức cao kỷ lục mới trong hơn 40 năm

Trung Quốc xem xét trở lại kế hoạch IPO của Ant Group

Các nhà chức trách lĩnh vực tài chính của Trung Quốc đã khởi động đàm phán giai đoạn đầu về khả năng nối lại hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của tập đoàn công nghệ tài chính Ant Group. Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc đã thành lập nhóm tái đánh giá kế hoạch IPO của Ant.

Giá cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của Alibaba Group Holdings, tập đoàn sở hữu gần 1/3 cổ phần của Ant, tăng 4% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa sau tin trên.

Ant dự kiến huy động 37 tỷ USD khi IPO tại các thị trường chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) và Hong Kong (Trung Quốc) vào tháng 11/2020, nhưng bất ngờ bị ngừng thỏa thuận vài ngày trước khi cổ phiếu của tập đoàn này bắt đầu giao dịch. 

Quyết định trên khởi đầu cho việc thắt chặt các quy định nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc và việc xem xét trở lại kế hoạch IPO của Ant cho thấy việc kiểm soát được nới lỏng.  

Meta bổ sung khả năng giao tiếp xã hội trên thiết bị thực tế ảo Quest

Meta – công ty mẹ của mạng xã hội Facebook hôm 10/6 cho biết sẽ bổ sung khả năng giao tiếp xã hội trong môi trường thực tế ảo với bản cập nhật cho tai nghe Quest 2 của mình, một bước tiến hướng tới Metaverse (vũ trụ ảo).

Giám đốc điều hành (CEO) Meta, ông Mark Zuckerberg cho biết tính năng trên của mẫu tai nghe Quest mới nhất của Oculus (thuộc sở hữu của Meta) sẽ cho phép người đeo gặp gỡ với bạn bè trên các môi trường xã hội ảo.

Bản cập nhật phần mềm sẽ mở ra một cánh cửa cho nền tảng thực tế ảo (VR) Horizon World mà công ty mẹ của Facebook đã triển khai tại thị trường Bắc Mỹ từ cuối năm ngoái.

Meta cũng đang hướng tới cho phép người dùng tạo ra thế giới ảo của riêng họ, nơi có thể tổ chức các cuộc họp mặt các nhân vật đại diện ảo (avatar).

Horizon Worlds chưa phải là một metaverse nhưng nền tảng này cho phép người dùng tụ tập trực tuyến với bạn bè hoặc những người khác, chơi trò chơi và đắm mình trong môi trường ảo.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI