Thứ Ba, Tháng Sáu 6, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiTiêu điểm kinh tế thế giới ngày 28/5/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 28/5/2022

Ngày 27/5, thêm một nhóm nhà đầu tư Hàn Quốc trong lĩnh vực tiền điện tử đã đệ đơn tố cáo những người đồng sáng lập Terraform Labs gian lận gây ra thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 28/5/2022
Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 28/5/2022

Thị trường tài sản điện tử tại Hàn Quốc vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngày 27/5, thêm một nhóm nhà đầu tư Hàn Quốc trong lĩnh vực tiền điện tử đã đệ đơn tố cáo những người đồng sáng lập Terraform Labs gian lận gây ra thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Tin tức cho biết đây là nhóm nhà đầu tư thứ 2 đệ đơn kiện lên Văn phòng công tố quận Nam Seoul và cho biết họ đã thiệt hại tổng cộng tới 6,7 tỷ won (5,35 triệu USD).

Vụ việc này đã khiến chính phủ Hàn Quốc sau đó phải tiến hành xem xét hệ thống luật pháp, tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác toàn cầu để quản lý thị trường tài sản tiền điện tử tốt hơn và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.

Phó giám đốc Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) Kim So-young cho biết do bản chất của tài sản tiền điện tử là phân quyền, ẩn danh và không có biên giới quốc gia, điều quan trọng là Chính phủ Hàn Quốc phải tăng cường hợp tác quốc tế.

Báo cáo mới nhất của FSC cho biết đã có khoảng 280.000 người dùng tiền điện tử TerraUSD và Luna ở Hàn Quốc. Các khoản nắm giữ được định giá khoảng 33,9 tỷ won (26,8 triệu USD), chiếm 0,08% thị trường tài sản tiền điện tử trong nước.

Tại Hàn Quốc, hiện có 13 dự luật liên quan đến thị trường tiền điện tử đang chờ Quốc hội thông qua. FSC sẽ tham gia cùng các nhà lập pháp đưa ra các quy định nhằm bảo vệ các nhà đầu tư khỏi sự biến động thất thường của thị trường tài sản tiền điện tử trong tương lai.

Theo cơ quan Dịch vụ Giám sát Tài chính (FSS), rất ít khả năng sự cố tiền điện tử TerraUSD và Luna sẽ gây ra tác động với thị trường tài chính ở Hàn Quốc.

Châu Á lần đầu tiên trở thành khu vực kinh tế mua dầu lớn nhất của Nga

Hãng tin Bloomberg trích dẫn các nhà phân tích thuộc Công ty nghiên cứu thị trường Kpler (Vương quốc Anh) nhận định vào tháng 4/2022, khu vực châu Á lần đầu tiên đã trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga, vượt qua cả châu Âu.

Báo cáo của Kpler cho hay sau khi vượt qua châu Âu để trở thành khách mua dầu từ Nga lớn nhất hồi tháng trước, khu vực châu Á sẽ tiếp tục gia tăng hoạt động mua vào và khoảng cách giữa hai châu lục sẽ tiếp tục tăng lên vào tháng Năm.

Theo nhà phân tích Jane Xie của Kpler, tổng lượng dầu từ Nga xuất sang hai khách hàng lớn nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng Tư, phần lớn là do lượng mua từ Ấn Độ tăng lên. Chuyên gia này nói thêm dù lượng giao hàng trong tháng Năm có thể sẽ thấp hơn một chút, nhưng vẫn sẽ chỉ thua kỷ lục của tháng trước.

Ngoài ra, các nhà phân tích của Kpler lưu ý tính đến ngày 26/5, đã có khoảng 57 triệu thùng dầu Urals và 7,3 triệu thùng dầu vùng Viễn Đông của ESPO được bán ra. Những con số này đều cao hơn đáng kể so với mức 19 triệu thùng dầu Urals và 5,7 triệu thùng dầu ESPO bán ra vào cuối tháng Hai vừa qua.

Bloomberg từng đưa tin rằng một lượng dầu kỷ lục của Nga đang nằm trên các tàu chở dầu, hầu hết trong số đó hướng tới Ấn Độ và Trung Quốc. Những nước này đã mua hàng triệu thùng từ Nga vì có giá ưu đãi. Các tàu chở dầu phải thực hiện các chuyến đi dài hơn từ các cảng phía Tây của Nga đến châu Á thay vì châu Âu, với chuyến đi một chiều đến Trung Quốc thường mất khoảng hai tháng.

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 28/5/2022
Châu Á lần đầu tiên trở thành khu vực kinh tế mua dầu lớn nhất của Nga

Xem thêm: Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 19/7/2022

Google đàm phán tham gia mạng lưới thương mại điện tử mở ở Ấn Độ

Theo các nguồn thạo tin, nền tảng tìm kiếm Google của tập đoàn Alphabet đang tiến hành đàm phán với Chính phủ Ấn Độ để liên kết các dịch vụ bán hàng của mình vào Mạng lưới Thương mại kỹ thuật số mở (ONDC) của nước này.

Cuối tháng trước, Ấn Độ đã khởi động ONDC trong một nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào các công ty Mỹ như Amazon.com và Walmart trên thị trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng.

Chính phủ ước tính thị trường thương mại điện tử của Ấn Độ trị giá hơn 55 tỷ USD năm 2021 và sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào cuối thập niên này. Giám đốc điều hành ONDC, T. Koshy, cho biết Google là một trong nhiều công ty mà ONDC đang thảo luận về khả năng hợp tác với dự án này.

Các cuộc đàm phán của Google diễn ra sau thành công của công ty thanh toán thuộc nền tảng này (Google Pay) nhờ sáng kiến giao dịch tài chính của Ấn Độ, mang tên Unified Payments Interface (Giao diện thanh toán thống nhất).

Công ty mua sắm hiện nay của Google vận hành độc lập, như một bên tổng hợp các danh sách trên mạng và không thực hiện bất cứ lệnh đầy đủ nào, như giao hàng, giống như Amazon vẫn làm.

Người phát ngôn của Google cho biết: “Chúng tôi cam kết tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng kỹ thuật số để thực hiện các năng lực thanh toán bằng Google Pay.

Samsung sắp xây dựng nhà máy sản xuất chip tại Mỹ

Các nguồn thạo tin mới đây cho hay “đại gia” công nghệ Hàn Quốc Samsung Electronics Co. dự kiến sẽ tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất chip trị giá 17 tỷ USD ở Taylor, bang Texas, Mỹ vào tháng tới.

Samsung sắp xây dựng nhà máy sản xuất chip tại Mỹ
Samsung sắp xây dựng nhà máy sản xuất chip tại Mỹ

Việc san lấp mặt bằng để xây dựng gần như đã hoàn thành và các công nhân đang xây dựng những con đường bên trong cơ sở rộng 5 triệu m2, gấp rưỡi diện tích của Công viên Trung tâm ở New York.

Samsung Electronics cho biết họ dự kiến cơ sở sẽ đi vào hoạt động hoàn toàn từ nửa cuối năm 2024.

Công ty cho biết nhà máy mới sẽ sản xuất các sản phẩm dựa trên quy trình công nghệ tiên tiến để ứng dụng trong các lĩnh vực như thiết bị di động, 5G, điện toán hiệu suất cao và trí tuệ nhân tạo.

Thảo luận về các khoản thanh toán với chủ nợ nước ngoài

Hai nguồn tin mới đây cho biết, tập đoàn Evergrande của Trung Quốc đang xem xét trả nợ cho các trái chủ ở nước ngoài khoảng 19 tỷ USD bằng tiền mặt và vốn cổ phần tại hai trong số các đơn vị của họ niêm yết ở thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc), giữa lúc nhà phát triển bất động sạn mắc nợ nhiều nhất thế giới nỗ lực thoát khỏi những khủng hoảng tài chính của mình.

Một trong những nguồn tin cho biết theo một phần của đề xuất, Evergrande sẽ tìm cách trả nợ gốc và lãi cho các chủ nợ nước ngoài bằng cách chuyển chúng thành trái phiếu mới, rồi sau đó sẽ trả dần theo từng phần trong khoảng thời gian từ 7 năm đến 10 năm.

Thảo luận về các khoản thanh toán với chủ nợ nước ngoài
Thảo luận về các khoản thanh toán với chủ nợ nước ngoài

Các chủ nợ nước ngoài cũng sẽ được phép hoán đổi một phần nợ của họ thành cổ phần trong đơn vị dịch vụ bất động sản niêm yết tại Hong Kong của nhà phát triển là Evergrande Property Services Group Ltd, cũng như nhà sản xuất xe điện China Evergrande New Energy Vehicle Group Ltd.

Nguồn tin đầu tiên cho biết Evergrande đã bắt đầu đàm phán với các trái chủ nước ngoài vào đầu năm nay về đề xuất tái cơ cấu nợ. Mục tiêu hiện tại của tập đoàn là hoàn thành kế hoạch vào tháng Bảy và ký các thỏa thuận với các nhà đầu tư vào tháng 12.

Cũng theo nguồn tin này, có tới 20% số nợ nước ngoài có thể được hoán đổi thành cổ phiếu của hai đơn vị này. Tuy nhiên, các đề xuất tái cơ cấu đang ở giai đoạn đầu và có thể thay đổi.

Toàn bộ khoản nợ nước ngoài trị giá 22,7 tỷ USD của Evergrande, bao gồm các khoản vay và trái phiếu tư nhân đã bị coi là vỡ nợ sau khi tập đoàn không thể hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán vào cuối năm 2021.

 

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI