Trong đầu tư cố phiếu, nhà đầu tư sẽ không tránh khỏi việc nghiên cứu thị trường và đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết này, sẽ giúp nhà đầu tư hiểu kỹ hơn về những thay đổi của vốn doanh nghiệp khi chia cổ tức bằng tiền mặt. Cùng Cafe Forex theo dõi bài viết dưới nhé!
Chia cổ tức bằng tiền mặt – Vốn điều lệ không đổi, vốn chủ sở hữu giảm, vốn hóa doanh nghiệp giảm

Ví dụ rằng có 2 người bạn cùng nhau góp tiền để mở công ty, tổng được 400 triệu. Mỗi người góp 200 triệu (tương đương 50% cổ phần). Sau vài năm kinh doanh kiếm được số lãi là 200 triệu và 2 người quyết định rút 50% số lãi ra (100 triệu), giữ lại 50%. Khi đó, ta có:
- Vốn điều lệ: 400 triệu
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
- Vốn chủ sở hữu: 600 triệu
-> Chia cổ tức bằng tiền mặt: chia 100 triệu
- Vốn điều lệ: 400 triệu
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 100 triệu
- Vốn chủ sở hữu: 500 triệu
Trả cổ tức bằng tiền mặt bản chất chính là rút tiền ra trên số tiền lãi kiếm được của Công ty. Và việc trả cổ tức tiền mặt này sẽ đánh vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối khiến cho 200 triệu đồng – Cổ tức tiền mặt 100 triệu đồng = 100 triệu đồng (Sau chia). Và vì bản thân lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là một thành phần của Vốn chủ sở hữu nên giá trị của vốn chủ sở hữu đã giảm một lượng đúng bằng 100 triệu đồng đã trả cổ tức tiền mặt (từ 600 triệu đồng giảm thành 500 triệu đồng).
Như mọi người biết sau khi chia cổ tức (dù là bằng hình thức nào) thị giá của cổ phiếu sẽ phải điều chỉnh giảm theo công thức. Trong trường hợp chia cổ tức tiền mặt thì số lượng cổ phiếu ko đổi, thị giá giảm nên vốn hóa doanh nghiệp giảm vì vốn hóa = thị giá 1 cổ phiếu x số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Chia cổ tức bằng cổ phiếu/cổ phiếu thưởng – Vốn điều lệ tăng, vốn chủ sở hữu ko đổi, vốn hóa doanh nghiệp ko đổi.
Hai ông chủ trên tiếp tục kinh doanh 2 năm nữa và lãi thêm 200 triệu đồng. Khi đó, ta có:
- Vốn điều lệ: 400 triệu đồng
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 300 triệu
- Vốn chủ sở hữu: 700 triệu
Nhận thấy tình hình kinh doanh thuận lợi nhưng có vẻ vốn điều lệ hơi thấp vì vậy 2 ông chủ quyết định tăng vốn điều lệ bằng lợi nhuận đã tích lũy được nên họ chia cổ tức bằng cổ phiếu giá trị 100 triệu đồng, sau chia ta có:
- Vốn điều lệ: 500 triệu
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
- Vốn chủ sở hữu: 700 triệu
Ở trên, Ta thấy Vốn chủ sở hữu vẫn không đổi, chỉ có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị giảm mất 100 triệu đồng và Vốn điều lệ tăng thêm 100 triệu đồng. Chia cổ tức bản chất ở đây là việc điều chuyển lợi nhuận để tăng vốn điều lệ và tỉ lệ sở hữu của 2 cổ đông vẫn giữ là 50%. Hành động như vậy được gọi là Cổ tức Cổ phiếu (Nếu toàn bộ nguồn gốc Tăng là từ Lợi nhuận) hoặc Cổ phiếu thưởng (Hay còn gọi là Phát hành Cổ phiếu để tăng vốn từ Nguồn vốn chủ sở hữu) (Nếu toàn bộ nguồn gốc Tăng không phải 100% từ Lợi nhuận).
Vốn điều lệ tăng do số lượng cổ phiếu tăng (vì số lượng CP x mệnh giá 10.000 đồng sẽ ra vốn điều lệ)
Vốn hóa ko đổi vì số lượng cổ phiếu tăng nhưng THỊ GIÁ cổ phiếu giảm sau chia.
– Quyền mua và Thặng dư vốn cổ phần – Vốn điều lệ Tăng và Vốn chủ sở hữu Tăng
– Quyền mua: do nhu cầu phát triển mới, Công ty đang mong muốn mở rộng kinh doanh bằng cách mở tiếp 1 cửa hàng khác. 2 người quyết định góp thêm tiền để đảm bảo đủ vốn mở cửa hàng mới. Số tiền muốn góp thêm: 200 triệu đồng. Khi đó:
Trước khi góp thêm vốn:
- Vốn điều lệ: 500 triệu
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
- Vốn chủ sở hữu: 700 triệu
Sau khi nộp quyền mua tăng vốn 200 triệu:
- Vốn điều lệ: 700 triệu
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
- Vốn chủ sở hữu: 900 triệu
Ở trên, ta thấy Vốn điều lệ và Vốn chủ sở hữu tăng thêm một lượng đúng bằng 200 triệu đồng và lượng tăng thêm này là do 2 cổ đông sáng lập nộp thêm tiền, toàn bộ 200 triệu đồng thêm này được nộp vào để tăng Vốn điều lệ. Như vậy bản chất của Quyền mua chính là việc các cổ đông hiện tại cùng nộp thêm tiền để tăng vốn của Công ty. Quyền mua này đôi khi còn được gọi là Quyền mua Phát hành thêm hay Phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cổ đông hiện hữu.
Quyền mua với giá cao hơn Mệnh giá (10.000đ): Ở trên là trường hợp toàn bộ số tiền Tăng vốn được dùng để tăng Vốn điều lệ của Công ty (Tức Giá bán tăng vốn ngang với Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu nếu Công ty đó đang Niêm yết trên sàn Chứng khoán). Tuy nhiên trong thực tế chia cổ tức do các Công ty đã hoạt động lâu đời có khách hàng, có doanh số, có lợi nhuận tốt thì đa phần lúc tăng vốn lại được bán giá cao hơn Mệnh giá. Tức là 200 triệu đồng ở trên không hoàn toàn làm tăng mỗi Vốn điều lệ. Giả sử ở đây Giá chào bán Tăng vốn được thực hiện với giá gấp đôi Mệnh giá, tức là 20.000 đồng/cổ phiếu. Khi đó:
Trước khi góp thêm vốn:
- Vốn điều lệ: 500 triệu
- Thặng dư vốn cổ phần: 0d
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
- Vốn chủ sở hữu: 700 triệu
Sau khi nộp quyền mua tăng vốn 200 triệu với giá 20.000d/cổ phiếu
- Vốn điều lệ: 600 triệu
- Thặng dư vốn cổ phẩn: 100 triệu
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
- Vốn chủ sở hữu: 900 triệu
Ở trên, chia cổ tức cho ta thấy Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối không đổi và Vốn chủ sở hữu tăng thêm đúng 1 lượng bằng số tiền mà 2 đồng sáng lập nộp thêm vào là 200 triệu đồng. Tuy nhiên Vốn điều lệ lại chỉ tăng có 100 triệu đồng, như vậy 100 triệu đồng còn lại như hình lại được hạch toán vào Thặng dư vốn cổ phần. Vậy Thặng dư vốn cổ phần có thể được hiểu là phần dư ra từ việc chào bán tăng vốn với giá cao hơn so với Mệnh giá. Còn nếu trường hợp bán giá 30.000 đồng/cổ phiếu. Thì mệnh giá 10.000 đồng sẽ được tính để tăng Vốn điều lệ, còn phần dư ra là 30.000 – 10.000 = 20.000 đồng/cổ phiếu sẽ được tính vào Thặng dư vốn cổ phần.
Hy vọng bài viết trên đã giúp nhà đầu tư phần nào hiểu chia cổ tức được sự thay đổi của vốn doanh nghiệp từ đó có cái nhìn tổng quan và phân tích báo cáo tài chính, giúp ích cho quá trình đầu tư của mình.
Đánh giá bài viết
/ 5. Lượt đánh giá: