Thứ Bảy, Tháng Sáu 3, 2023
Trang chủChứng khoánNvidia từ bỏ thương vụ mua lại Arm - cổ phiếu có...

Nvidia từ bỏ thương vụ mua lại Arm – cổ phiếu có còn đáng mua?

Thỏa thuận mua lại Arm Semiconductor của Nvidia đã đi vào ngõ cụt. Nhưng kết quả Q4 cho thấy công ty có thể vẫn tốt.

Nvidia từ bỏ thương vụ mua lại Arm – cổ phiếu có còn đáng mua?

Nvidia từ bỏ thương vụ mua lại Arm - cổ phiếu có còn đáng mua?
Nvidia từ bỏ thương vụ mua lại Arm – cổ phiếu có còn đáng mua?

Xem thêm: Thị trường chứng khoán điều chỉnh? Mua ngay Apple, Amazon

Các nhà đầu tư cổ phiếu bán dẫn Nvidia (NVDA) đã có cảm xúc lẫn lộn trong tháng 2 ngay cả bên ngoài đợt bán tháo trên diện rộng đối với các cổ phiếu công nghệ. Thương vụ trị giá 80 tỷ USD Nvidia đề xuất để mua lại chuyên gia thiết kế chip Arm Semiconductor từ SoftBank đã đi vào ngõ cụt do những vấn đề quy định pháp lý của các quốc gia có liên quan.

Nhưng kết quả Q4 và năm tài chính 2022 của Nvidia (được công bố vào ngày 16 tháng 2) đã rất ấn tượng và là một dấu hiệu cho thấy công ty vẫn có một tương lai tươi sáng ngay cả khi không có thỏa thuận này. Nhìn chung, các cổ đông vẫn có rất nhiều điều để yêu thích Nvidia và tương lai của công ty.

Omniverse đang ở rất gần tầm tay của Nvidia

Thỏa thuận mua lại Arm được đề xuất nhằm giúp Nvidia mở rộng ra ngoài mảng kinh doanh đơn vị xử lý đồ họa (GPU) bằng cách tập trung vào điện toán hiệu năng cao và trí tuệ nhân tạo (AI). Nvidia muốn trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực gia tốc điện toán; và lập luận cốt lõi của thỏa thuận mua lại Arm là để bổ sung thêm cho chiến lược ba dòng chip của công ty – chip xử lý đồ họa, chip xử lý dữ liệu và chip xử lý trung tâm. Gia tốc điện toán là một thuật ngữ công nghệ dùng để chỉ đến một số quy trình công việc khác nhau, bao gồm các sản phẩm được kết nối, tự động hóa công nghiệp và robot. Nvidia đã đi đến định nghĩa khái niệm với omniverse, một cách tương tác để nắm bắt các mô hình không gian hoặc kết xuất trong thời gian thực.

Những khả năng này sẽ vô cùng giá trị đối với các doanh nghiệp công nghệ và công nghiệp như các nhà sản xuất ô tô thiết kế nhà máy và chế tạo người máy. Với omniverse, các nhân viên có thể kết nối trong một môi trường tương tác duy nhất để cộng tác hiệu quả hơn. Mặc dù chỉ mới ở giai đoạn đầu của omniverse, Nvidia đã tích hợp các ứng dụng của mình vào các thị trường cuối bao gồm kiến ​​trúc, sản xuất, truyền thông và giải trí, cũng như phát triển game. Trong số những công ty áp dụng sớm công nghệ của Nvidia, có thể kể đến những cái tên nổi bật như Cisco, Pixar Studios – xưởng phim thuộc sở hữu của Disney – và Adobe.

Những thành công ban đầu này, cùng với hiệu quả tài chính vững mạnh của công ty, đã giúp cổ phiếu Nvidia tăng hơn 60% trong 12 tháng qua. Nhưng một tuần trước báo cáo thu nhập gần đây nhất, các cổ đông của Nvidia đã tiếp nhận thông tin công ty hủy bỏ đề xuất mua lại Arm do lo ngại về chống độc quyền từ các nhà quản lý. Giá cổ phiếu Nvidia đã giảm 3% với tin tức đó nhưng đã tăng trở lại sau đó trong ngày.

Gaming đang nhanh chóng trở thành một thế lực lớn

Hoạt động kinh doanh của Nvidia có hai mảng chính: đồ họa và mạng máy tính. Các phân khúc này được chia thành năm nền tảng thị trường: gaming, trung tâm dữ liệu, trực quan hóa chuyên nghiệp, ô tô và người máy, và sản xuất thiết bị gốc.

Trong năm tài chính 2022 (kết thúc vào ngày 31 tháng 1 năm 2022) Nvidia đã tạo ra tổng doanh thu 26,9 tỷ USD, tăng 61% so với năm tài chính trước. Bộ phận gaming của công ty đã tạo ra 12,5 tỷ USD doanh thu, tăng 61% so với năm tài chính trước và đóng góp 46% trong tổng doanh thu của Nvidia.

Nvidia hiển nhiên không thể tránh khỏi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và sụt giảm trong số lượng hàng tồn kho. Công ty đã kết thúc năm tài chính 2022 với 2,6 tỷ USD hàng tồn kho, tăng từ con số 1,8 tỷ USD của cùng kỳ năm trước, khi vấn đề chuỗi cung ứng trầm trọng nhất. CFO Nvidia Colette Kress cho biết: “Các khoản thu mua còn tồn đọng và các nghĩa vụ cung ứng dài hạn đã đạt 9,0 tỷ USD, tăng từ mức 2,5 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước và từ mức 6,90 tỷ USD của quý trước do thời gian chờ lâu hơn trên toàn bộ chuỗi cung ứng.”

Bất chấp điều đó, tăng trưởng ấn tượng trong mảng chơi game của công ty đã được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm kiến ​​trúc chip và GPU của hãng. Mặc dù tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể gây ra hỗn loạn trong ngắn hạn, nhu cầu đối với các sản phẩm của Nvidia vẫn vô cùng mạnh mẽ.

Đừng đánh giá thấp những động lực từ dữ liệu lớn (big data)

Một lĩnh vực tăng trưởng thú vị khác của Nvidia là các trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn. Các trung tâm dữ liệu này lớn hơn nhiều so với các trung tâm dữ liệu truyền thống và có xu hướng hoạt động tốt hơn với khối lượng dữ liệu và dịch vụ lưu trữ mà họ có thể xử lý.

Các công ty như Amazon, Google, Microsoft, Snowflake và Palantir đều đang góp phần thúc đẩy nhu cầu doanh nghiệp đối với hoạt động lưu trữ dữ liệu trên đám mây và tổng hợp dữ liệu để thúc đẩy kết quả kinh doanh. Khi nói đến điện toán đám mây, Nvidia là một người chơi không thể thiếu trong hậu trường. GPU của công ty giúp cung cấp năng lượng cho các hệ thống phức tạp như AI đàm thoại được Siri sử dụng trên iPhone và các thiết bị thông minh như Alexa.

Nvidia sẽ được hưởng lợi từ nguồn dữ liệu dồi dào vì việc này đã trở thành trụ cột cốt lõi cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Trong năm tài chính 2022, Nvidia đã tạo ra 10,6 tỷ USD doanh thu từ trung tâm dữ liệu, tăng 58% so với năm tài chính trước. CEO Nvidia Jensen Huang cho biết: “tăng trưởng của các ứng dụng cho AI là không thể nghi ngờ và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng.” Các trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn là một thị trường cuối quan trọng đối với Nvidia vì Internet vạn vật (IoT) đang góp phần tạo nên nhu cầu ngày càng lớn cho dữ liệu.

Một con đường tươi sáng phía trước

Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 1, công ty đã tăng doanh thu trong tất cả năm phân khúc được báo cáo và mở rộng biên lợi nhuận gộp từ mức 62,3% trong năm tài chính 2021 lên 64,9% trong năm tài chính 2022. Doanh thu và biên lợi nhuận lớn hơn của Nvidia đã giúp công ty tăng thu nhập. Thu nhập ròng của Nvidia đã tăng hơn gấp đôi từ mức 4,3 tỷ USD trong năm tài chính 2021 lên 9,8 tỷ USD trong năm tài chính 2022. Bất chấp tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, Nvidia đã làm rất tốt việc triển khai vốn hiệu quả và sử dụng đòn bẩy hoạt động của mình. Hồ sơ lợi nhuận được cải thiện đã giúp công ty củng cố số dư tiền mặt của mình, tạo ra 21,2 tỷ USD, tăng từ mức 11,7 tỷ USD trong năm tài chính trước.

Do những khó khăn trong chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục kéo dài, năm 2022 sẽ là một năm thú vị đối với ban lãnh đạo của Nvidia. Nhưng với mức vốn hóa và tăng trưởng bùng nổ trên tất cả các phân khúc báo cáo, Nvidia có vẻ đang đứng ở một vị trí tốt để tạo ra tăng trưởng trong tương lai ngay cả khi không có Arm trong hoạt động kinh doanh của mình

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI