Thứ Bảy, Tháng Sáu 3, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiTiêu điểm kinh tế toàn cầu ngày 14/4/2022

Tiêu điểm kinh tế toàn cầu ngày 14/4/2022

Lạm phát kỳ vọng trung bình 5 năm tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) ở mức trên 2,4% vào ngày 13/4, mức cao kỷ lục trong 10 năm. Số liệu này cùng với số liệu lạm phát cao hơn dự kiến của Anh càng cho thấy sức ép giá cả kéo dài.

Tiêu điểm kinh tế toàn cầu ngày 14/4/2022

Tiêu điểm kinh tế toàn cầu ngày 14/4/2022
Tiêu điểm kinh tế toàn cầu ngày 14/4/2022

Lạm phát kỳ vọng trung bình 5 năm tại Eurozone cao kỷ lục trong 10 năm

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), mức lạm phát trung bình ước tính cho năm năm tính từ ngày được báo cáo đã tăng kể từ năm 2012 và vượt mức mục tiêu 2% mà ECB đặt ra. 

Số liệu trên tăng từ mức khoảng 2,2% trước khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine và khoảng 2% vào đầu năm. 

Theo một khảo sát của Reuters trong tuần trước, các nhà kinh tế vẫn nhận định lạm phát tại Eurozone, ở mức 7,5% trong tháng Ba, sẽ chạm đỉnh trong quý này.
Khi lạm phát vẫn là mối lo ngại chính, lợi suất trái phiếu tại Eurozone đã nối lại đà tăng, sau khi giảm xuống trong phiên 12/4, nhờ số liệu cho thấy lạm phát lõi của Mỹ, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, giảm mạnh nhất trong hai năm.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 4 điểm cơ bản, lên 0,84%, trong khi lợi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Italy cũng tăng 4 điểm cơ bản./.

BoK tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế đà tăng lạm phát

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 14/4 đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm nhằm kiềm chế áp lực lạm phát gia tăng trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự ở Ukraine  khiến giá dầu và các mặt hàng chính tăng cao hơn.

Thông cáo báo chí của BoK cho biết Hội đồng chính sách tiền tệ cùng ngày đã triệu tập một cuộc họp dưới sự chủ trì của Joo Sang-yeong, một trong những thành viên hội đồng chính sách tiền tệ, để thiết lập tỷ giá và bỏ phiếu nâng lãi suất repo chuẩn trong 7 ngày lên mức 1,5%. Việc tăng lãi suất cơ bản diễn ra sau khi BoK đã tăng lãi suất một cách nhanh chóng trong những tháng gần đây để kiềm chế lạm phát. Đây là lần đầu tiên một thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ giữ vai trò chủ tọa một cuộc họp ấn định tỷ giá của BoK.

Kể từ tháng 8/2021, BoK đã thực hiện 3 đợt tăng lãi suất cơ bản, trong đó đợt tăng lãi suất gần nhất là vào tháng 1/2022 sau khi duy trì chi phí đi vay ở mức thấp kỷ lục trong khoảng 2 năm để ứng phó đại dịch. Quyết định tăng lãi suất của BoK trong tháng này được đưa ra trong bối cảnh có những lo ngại dai dẳng về áp lực lạm phát gia tăng do gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài, nhu cầu phục hồi từ đại dịch đồng thời giá dầu và hàng hóa tăng cao hơn do ảnh hưởng từ cuộc xung đột quân sự đang diễn ra giữa Nga-Ukraine.

New Zealand tăng lãi suất lên 1,5%

Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ – ngân hàng trung ương), đã quyết định nâng tỷ lệ lãi suất chủ chốt thêm 50 điểm cơ bản, lên 1,5%. Đây là mức tăng lãi suất lớn nhất trong vòng 22 năm qua của “xứ kiwi”.

RBNZ cho biết động thái này là cần thiết nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát đang ngày càng gia tăng tại New Zealand. Mặc dù việc tăng lãi suất thường là dấu hiệu báo trước về khả năng cơ quan điều hành chính sách tiền tệ vĩ mô sẽ  “thắt chặt tiền tệ”  trong tương lai, nhưng RBNZ cũng thông báo chưa có ý định thay đổi lãi suất cơ bản, đã được điều chỉnh vào tháng 2/2022.

RBNZ tuyên bố việc chuyển chính sách lãi suất sang “lập trường trung lập hơn” sẽ làm giảm rủi ro do kỳ vọng lạm phát gia tăng, đồng thời hạn chế được những biến động không cần thiết về sản lượng, lãi suất và tỷ giá hối đoái trong tương lai. Hành động này sẽ cung cấp sự linh hoạt hơn về chính sách, trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu đang có sự không chắc chắn tương đối cao.

Nhà kinh tế học Michael Gordon của Ngân hàng Westpac nhận định việc tăng lãi suất của RBNZ là một biện pháp thắt chặt tiền tệ “sớm hơn, thay vì nhiều hơn”. Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Sharon Zollner của Ngân hàng ANZ tin rằng RBNZ sẽ sớm xem xét tăng lãi suất, có thể là vào cuộc họp ngày 24/5 tới.

Khủng hoảng Ukraine tác động đến ngành xi măng, phân bón Indonesia

Tiêu điểm kinh tế toàn cầu ngày 14/4/2022
Khủng hoảng Ukraine tác động đến ngành xi măng, phân bón Indonesia

Xem thêm: Bitcoin vượt 41.000 USD; tâm lý tăng từ mức thấp nhất 6 tuần

Tại phiên điều trần ngày 12/4 trước Quốc hội, công ty sản xuất xi măng PT Semen Indonesia Group (SIG) và công ty sản xuất phân bón PT Pupuk Indonesia – hai công ty đầu ngành thuộc sở hữu của nhà nước – cho biết ngành công nghiệp này đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung than đá, giấy kraft và một số hóa chất do ảnh hưởng từ cuộc chiến tại Ukraine.

Giám đốc điều hành SIG Donny Arsal cho biết giá than đá quốc tế tăng khuyến khích  các công ty khai thác than xuất khẩu mặt hàng này thay vì bán theo giá nghĩa vụ thị trường trong nước (DMO). Vì vậy, nhiều công ty sản xuất xi măng đã phải vật lộn để mua nhiên liệu. 

Giá than chuẩn Indonesia (HBA) đã tăng lên 288,40 USD/tấn vào tháng Tư sau khi các nước phương Tây cấm vận than đá của Nga. Trong khi đó, giá DMO được chốt ở mức 70 USD/tấn, song hầu hết được dành cho ngành điện.

Thêm một sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá tại Hàn Quốc

Ngày 14/4, Cơ quan giám sát thương mại Hàn Quốc đã quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 3,6-7,61% đối với các tấm in offset hai lớp từ Trung Quốc trong 5 năm tới, với lý do các mặt hàng này gây thiệt hại cho ngành công nghiệp Hàn Quốc.

Hồi tháng 3/2021, Jeil C&P Co, công ty sản xuất tấm in của Hàn Quốc đã đệ đơn lên Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, cho rằng việc nhập khẩu tấm in hai lớp offset giá rẻ của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty cũng như ngành sản xuất này tại Hàn Quốc. Sau cuộc điều tra kéo dài một năm, Ủy ban trên kết luận các tấm in nhập khẩu từ Trung Quốc “đã được định giá quá thấp, gây ra thiệt hại đáng kể cho thị trường Hàn Quốc vì làm giảm sản lượng bán hàng và giá thị trường của các công ty nội địa”.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI