
Thật đau đớn khi để lỗ một giao dịch đúng không? Và thậm chí còn đau hơn khi phải chứng kiến giao dịch đó ngày một thua lỗ đậm hơn cho tới khi đạt mức cắt lỗ.
Thực tế là trong giao dịch forex, chúng ta không thể tránh khỏi việc thua lỗ bởi chúng cũng là một phần của giao dịch. Đây là lý do vì sao quản lý rủi ro forex lại quan trọng tới vậy.
Nhưng nếu như có cách để giảm thiểu thua lỗ trong giao dịch forex, giúp bạn có được đường cong vốn chủ sở hữu tăng đều theo thời gian thì sao?
Kỹ thuật giao dịch này được gọi là “nghệ thuật cắt lỗ nhanh”, thuộc lĩnh vực quản lý rủi ro forex.
Nếu bạn đã giao dịch forex một thời gian, có lẽ bạn đã gặp qua câu châm ngôn: “Hãy cắt lỗ nhanh và để lãi chạy” (cut your losses and let your winner run).
Hôm nay bài blog này sẽ hướng dẫn cách cắt lỗ nhanh. Từ đó, bạn sẽ có những khoản lỗ nhỏ đi kèm với những khoản lãi lớn mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự tăng trưởng ổn định cho tài khoản giao dịch của bạn.
Vậy phải giảm lỗ giao dịch như thế nào?
Bài blog này sẽ không nói về việc đặt lệnh cắt lỗ hay tính toán kích thước vị thế. Đây không phải mục đích của bài viết này.
Thay vào đó, hãy cùng tìm hiểu về một kỹ thuật quản lý cắt lỗ chủ động nhằm giúp giảm lượng tiền bạn có thể mất trong bất cứ giao dịch cụ thể nào.
Xem thêm: Vantage ra mắt ứng dụng sao chép giao dịch tại Anh
Kỹ thuật quản lý cắt lỗ chủ động là gì?
Giả sử bạn đang tham gia một giao dịch mua và mức cắt lỗ của giao dịch này là 50 pip. Sau một thời gian, giá bắt đầu giảm và giao dịch của bạn cứ thua lỗ mãi. Giờ phải làm sao?
- Liệu bạn có chờ tới khi đạt mức cắt lỗ?
Hoặc là
- Liệu bạn có đóng giao dịch sớm để được cắt lỗ nhanh?
Đâu là lựa chọn tốt hơn?
Nếu theo lựa chọn đầu tiên, bạn sẽ chịu lỗ toàn bộ (-1R), còn nếu theo lựa chọn thứ hai, bạn sẽ chỉ chịu lỗ nhỏ. Không những vậy, khi theo lựa chọn thứ hai, bạn có thể dễ dàng hồi lại khoản lỗ sau này.
Khi cân nhắc giữa hai yếu tố trên, rõ ràng lựa chọn thứ hai là tốt nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất.
Nhưng làm thế nào để biết chính xác thời điểm nên cắt lỗ nhanh? Đây là lúc các hành động giá và cấu trúc thị trường phát huy tác dụng.
Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu sơ qua về quản lý rủi ro trong forex và tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro trong giao dịch nhé.

Quản lý rủi ro forex là gì và tại sao nó lại quan trọng?
Quản lý rủi ro forex liên quan tới các hành động giá khác nhau cho phép các forex trader bảo vệ tài khoản giao dịch của mình khỏi những giao dịch thua lỗ.
Mỗi trader lại có một mức rủi ro trên giao dịch khác nhau. Một vài forex trader có thể chịu rủi ro hơn 2% cho mỗi giao dịch, trong khi các trader khác lại chỉ chịu rủi ro dưới 1% cho mỗi giao dịch.
Tuy nhiên, chịu rủi ro càng nhiều đồng nghĩa với cơ hội lợi nhuận càng cao, nhưng nguy cơ thua lỗ cũng cao theo. Vì vậy, kỹ năng giảm thua lỗ giao dịch trong khi tăng tiềm năng lợi nhuận rất quan trọng đối với bất cứ forex trader nào.
Là một forex trader, làm sao để ứng dụng quản lý rủi ro forex vào trong giao dịch của mình?
Quản lý rủi ro forex có thể bao gồm việc thiết lập chính xác kích thước vị thế, đặt mức cắt lỗ đúng nơi, kiểm soát những cung bậc cảm xúc của bạn khi giao dịch, và cuối cùng là đóng sớm các giao dịch thua lỗ.
Giờ hãy cùng tìm hiểu vì sao quản lý rủi ro forex lại quan trọng. Hãy nhìn vào bảng mô tả phần trăm các tài khoản đầu tư thua lỗ theo các broker khác nhau bên dưới.
Theo bảng trên, 89% các tài khoản trader đơn lẻ bị thua lỗ, tức là chỉ 10% các trader đơn lẻ còn được tiếp tục tham gia cuộc chơi.
Khoảng cách giữa các trader này ra sao? Phải chăng nhờ chiến lược giao dịch của họ hay cảm xúc của họ, hay nói cách khác là họ quản lý rủi ro như thế nào trên thị trường forex?
Một trong những yếu tố chính phân biệt hai nhóm trader này chính là quản lý rủi ro forex.
Như bạn đã thấy, cơ hội để trở thành một forex trader thực sự hiếm hơn. Tuy nhiên, nếu có thể thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro tốt khi giao dịch forex, bạn sẽ có thể dễ dàng đạt được mục tiêu giao dịch của mình.
Hãy ghi nhớ nhận định này và đào sâu hơn vào chủ đề tìm hiểu ngày hôm nay.
Để phục vụ cho bài viết này, hãy giả sử rằng bạn có một chiến lược giao dịch đã chứng thực được hiệu quả. Đó có thể là chiến lược giao dịch hành động giá, chiến lược giao dịch đảo chiều hoặc chiến lược giao dịch theo xu hướng.
Cũng giả sử rằng trước khi đặt giao dịch, bạn đã tính toán kích thước vị thế và các giao dịch đã đặt chính xác.
Sau khi đặt giao dịch, bạn có thể nhận về hai kết quả: Lãi hoặc lỗ. Nhưng có một điều mà bạn có thể điều khiển, đó là rủi ro.
Thay vì đợi tới khi đạt mức cắt lỗ, hãy cắt lỗ ngay khi bạn biết rằng giao dịch này sẽ không có lợi cho mình.
Giờ hãy nhìn vào một biểu đồ forex có thực và tìm hiểu cách để cắt lỗ nhanh.
Nghệ thuật cắt lỗ trong giao dịch forex
Hãy nhìn vào hai biểu đồ giao dịch bên dưới. Cả trader 01 và trader 02 đều sử dụng cùng một chiến lược giao dịch.
Trong biểu đồ bên trái, trader 01 tham gia giao dịch bán khi giá phá vỡ dưới vùng màu xanh và trader 02 ở bên phải cũng làm điều tương tự. Cả hai trader này đều làm y như nhau từ bước phân tích tới tham gia giao dịch.
Nhưng có một điều mà hai trader này làm khác nhau. Đó là cách họ cắt lỗ.
Trong biểu đồ bên trái, trader 01 đóng vị thế ngay khi thấy áp lực mua hình thành trên cặp này. Nhờ đó, trader 01 đã giảm được phân nửa mức lỗ của mình.
Ngược lại, trader 02 chờ tới khi đạt mức cắt lỗ và cuối cùng anh ta chịu lỗ toàn phần.
Hãy giả sử rằng cả hai trader đều chịu chung mức rủi ro là 2% trên mỗi giao dịch. Theo đó, trader 01 chỉ lỗ -1% tài khoản giao dịch, trong khi trader 02 lỗ đủ -2% tài khoản giao dịch forex của mình.
Nếu bạn hành động như trader 01, bạn sẽ có thể giảm thiểu tối đa lỗ giao dịch và không những vậy, bạn cũng sẽ dễ dàng hồi lại các khoản lỗ đó hơn.
Tiếp theo, hãy xem giao dịch GBPCAD được thực hiện vào tuần trước.
Cặp này được mua vào khi giá tụt dưới vùng giá đảo chiều (vùng màu xanh được đánh dấu trong biểu đồ). Nhưng sau đó, tôi thấy giá gặp khó khăn khi giảm. Điều này tức là có những người đang sẵn lòng đặt lệnh mua vào, phải không?
Vậy nếu chuyện này xảy ra thì phải làm sao? Lựa chọn tốt nhất chính là giảm thiểu rủi ro của bạn, hay nói cách khác là hãy cắt lỗ nhanh.
Theo biểu đồ trên, bạn có thể thấy được rằng vị thế đã được đóng với chỉ phân nửa mức lỗ.
Việc có khả năng xác định những thay đổi nhỏ của thị trường bằng các hành động giá và các dấu hiệu thị trường khác sẽ giúp bạn quyết định thời điểm cắt lỗ.
Giờ hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới,
Cũng như ví dụ trước, một lệnh mua đã được đặt khi giá đã tăng trên vùng giá đảo chiều (vùng màu xanh được đánh dấu trong biểu đồ).
Giờ hãy nhìn vào các đường ngang màu xanh được đánh dấu trên biểu đồ. Các đường này được gọi là vùng giá đảo chiều. Thông thường khi tiếp cận các vùng này, thị trường có xu hướng đảo chiều từ đó.
Do đó, việc cắt lỗ khi giá tiếp cận các vùng này là một cách hiệu quả để giảm thiểu thua lỗ.
Theo biểu đồ trên, bạn có thể nhận thấy rằng lệnh cắt lỗ đã được di chuyển tới giữa mức mua vào và mức cắt lỗ ban đầu sau khi giá chạm vùng đảo chiều đầu tiên (vùng màu xanh được đánh dấu trên biểu đồ). Nhờ vậy, nếu giá đảo chiều từ vùng đó thì giao dịch đã được cắt lỗ.
Và cuối cùng là di chuyển lệnh cắt lỗ tới mức hòa vốn khi hành động giá chạm vùng đảo chiều thứ hai. Nhờ vậy, giao dịch đã hoàn toàn không còn rủi ro.
Như bạn đã hiểu từ trước, bạn chỉ có hai kết quả từ việc giao dịch, đó là lãi hoặc lỗ. Nếu lãi thì tốt cho tài khoản giao dịch của bạn.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như thua lỗ, liệu bạn có định ngồi yên trước màn hình tới khi giá chạm mức cắt lỗ không, hay bạn dự tính sẽ cắt lỗ nhanh để có thể giảm thiểu tối đa giao dịch thua lỗ?
Bạn nên làm theo lựa chọn hai. Là một forex trader, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là giảm thiểu giao dịch thua lỗ, nhờ đó khi chiến lược giao dịch của bạn dẫn đến các giao dịch có lãi, bạn có thể tăng vốn chủ sở hữu cao đều đặn.
Giờ tới lượt bạn
Nếu bạn đang vật vã tìm cách phát triển tài khoản giao dịch thì hãy cân nhắc việc áp dụng kỹ thuật này (cắt lỗ giao dịch) trong kế hoạch giao dịch của mình.
Hãy chọn một vài giao dịch đã đặt và tìm cách cắt lỗ từ các giao dịch đã thực hiện đó. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm được cách để cắt lỗ trong giao dịch.
“Thị trường liên tục ở trong trạng thái bất ổn và thăng trầm, và ta kiếm tiền bằng cách chiết khấu những gì chắc chắn và đánh cược trên những gì bất ngờ.” – George Soros.
Theo trích dẫn của George Soros phía trên, thị trường forex luôn thay đổi. Thị trường sẽ thăng hoặc trầm, hoặc đôi khi lại đi ngang.
Do đó khi đang giao dịch, thị trường có thể đi theo hướng có lợi hoặc có hại cho bạn.
Điều tốt nhất để làm trong trường hợp như vậy là gì?
Điều tốt nhất để làm chính là kiểm soát những yếu tố bạn có khả năng kiểm soát, ví dụ như quản lý rủi ro và cắt lỗ.
Hậu Dương – Theo traderevenuepro.com