Chủ Nhật, Tháng Năm 28, 2023
Trang chủThế giớiChuyển động kinh doanhTổng hợp thị trường tuần từ 15-19/8/2022

Tổng hợp thị trường tuần từ 15-19/8/2022

Trong tuần qua, thị trường chứng khoán đã biến động trái chiều giữa các tin tốt và xấu. trong khi đó trên thị trường vàng và dầu, mức giá đã giảm khi thị trường đặt cược vào khả năng FED tiếp tục siết chặt chính sách.

Tổng hợp thị trường tuần từ 15-19/8/2022
Thị trường chứng khoán với nhiều biến động

Xem thêm: Tổng hợp kinh tế thế giới ngày 19/8/2022

Thị trường chứng khoán với nhiều biến động

Tuần qua thị trường chứng khoán đã chứng kiến các phiên giao dịch trái chiều. Thị trường lấy động lực tăng từ các báo cáo kinh doanh vượt dự kiến của các công ty lớn. Nhưng sau khi phân tích biên bảo cuộc họp của FED,  thị trường lại giảm điểm do lo ngại khả năng cơ quan giữ vững chính sách tiền tệ thắt chặt.

Trong phiên chiều 19/8, thị trường chứng khoán châu Á biến động. Trong phiên này chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đi ngang ở mức 28,930,33 điểm, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,1% lên 19.773,03 điểm, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,6% xuống 3.3258,08 điểm. Thị trường Đài Bắc, Manila, Sydney và Jakarta cũng tăng điểm, trong khi Singapore, Seoul, Wellington, Mumbai và Bangkok đều giảm điểm.

Chuyên gia Edward Moya của trung tâm OANDA cảnh báo rằng thị trường sẽ còn chao đảo trong một thời gian. Ông cho biết giá cổ phiếu rất có thể sẽ khó đoán định trong phần còn lại của mùa Hè khi Phố Wall vẫn chưa chắc chắn về kế hoạch nâng lãi suất của Fed vào tháng 9/2022.

Các nhà giao dịch châu Á thận trọng trong các giao dịch và họ sẽ tiếp tục chú ý đến diễn biến của cuộc xung đột ở Ukraine.

Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần

Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần

Giá vàng châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần vào chiều 19/8 và hướng tới tuần giảm đầu tiên trong năm tuần, khi đồng USD mạnh lên và triển vọng Mỹ sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất ảnh hưởng tới kim loại quý này.

Phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.753,97 USD/ounce vào lúc 14 giờ 6 phút (giờ Việt Nam), sau khi đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28/7 là 1.751,01 USD/ounce trước đó cùng phiên. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn mất 0,1% xuống 1.768,90 USD/ounce.

Tính đến thời điểm hiện tại trong tuần, giá vàng đã giảm 2,6%.

Ông Brian Lan, Giám đốc điều hành (CEO) tại công ty môi giới giao dịch GoldSilver Central, cho biết thị trường đang dự kiến lãi suất của Mỹ sẽ tiếp tục tăng. Và tất nhiên, một đồng USD mạnh chắc chắn đang đè nặng lên giá vàng vào thời điểm hiện tại.

Phiên này, đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Sự mạnh lên của đồng bạc xanh diễn ra khi một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khẳng định cần tiếp tục tăng chi phí đi vay để kiểm soát lạm phát vẫn ở mức cao kỷ lục. Trong biên bản cuộc họp tháng Bảy mới được công bố, các quan chức Fed cho biết tốc độ tăng lãi suất trong tương lai sẽ phụ thuộc vào các số liệu kinh tế.

Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis, ông James Bullard cho biết ông hiện đang nghiêng về việc ủng hộ đợt một tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp vào tháng Chín tới.

Nhà phân tích Wang Tao của hãng tin Reuters  cho hay về mặt kỹ thuật, giá vàng giao ngay có thể giảm xuống 1.744 USD/ounce vì kim loại này đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.759 USD/ounce trước đó.

Tổng hợp thị trường tuần từ 15-19/8/2022
Giá dầu giảm sau những phiên tăng liên tục

Giá dầu giảm sau những phiên tăng liên tục

Giá dầu tại London giảm trong phiên 19/8, sau khi tăng trong hai phiên trước và trên đà giảm cả tuần, khi đồng USD mạnh và do những lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu. Giá dầu Brent giảm 97 xu Mỹ, hay 1%, xuống 95,62 USD/thùng vào lúc 15 giờ 26 phút (theo giờ Việt Nam). Giá dầu ngọt nhẹ New York (WTI) của Mỹ giảm 91 xu Mỹ, hay 1%, xuống 89,59 USD/thùng.

Cả hai loại dầu trên đà khép lại tuần này với mức giảm gần 3%.

Đồng USD mạnh đã khiến dầu trở nên đắt hơn với những người mua bằng các đồng tiền khác.

Các nhà phân tích tại PVM cho rằng sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu và những tác động đến nhu cầu là lo ngại lớn nhất, với các số liệu yếu về kinh tế Mỹ, Khu vực sử dụng đồng euro và Trung Quốc. Các dấu hiệu giảm tốc tăng trưởng là xuất hiện ở nhiều nơi và có thể làm giảm nhu cầu dầu mỏ.

Một yếu tố hỗ trợ giá dầu là dự trữ của Mỹ giảm mạnh khi nước này xuất khẩu kỷ lục 5 triệu thùng một ngày trong tuần gần đây nhất, khi các nước châu Âu tìm kiếm các nguồn dầu thô để thay thế Nga.

Tân Tổng thư ký Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Haitham Al Ghais, bày tỏ sự lạc quan về nhu cầu dầu vào năm 2023. Ông Al Ghais cho biết OPEC muốn rằng Nga sẽ vẫn nằm trong nhóm OPEC+, gồm OPEC và các nước đồng minh.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI