Tiền điện tử đang nổi lên như một loại tài sản mới với các đặc tính chống lạm phát.
Những ý chính trong bài
- Lạm phát của Mỹ hiện đang ở mức 6,2%.
- Bitcoin và vàng là hai lựa chọn để chống lạm phát.
- Bitcoin dễ bay hơi hơn vàng nhưng có nhiều lợi thế khiến nó trở thành một khoản đầu tư tốt hơn.
Ba lý do Bitcoin là một biện pháp phòng ngừa lạm phát tốt hơn vàng
Vào ngày 10 tháng 11, Bitcoin (CRYPTO: BTC) đã nhanh chóng chạm mức 69.000 đô la, mức cao nhất trong lich sử. Cùng ngày hôm đó, Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,2% trong 12 tháng qua và là mức tăng hàng năm cao nhất trong ba thập kỷ qua.
Vàng từ lâu đã được coi là hàng rào chống lạm phát. Tuy nhiên, thế giới giờ đây đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, chúng ta có thêm các loại tiền điện tử có đặc tính chống lạm phát. Bitcoin là đồng tiền lớn nhất và lâu đời nhất trong số đó. Nó đã trở thành một hàng rào chống lạm phát tuyệt vời được đánh giá tốt hơn vàng. Dưới đây là lý do tại sao.

Hiểu về sự gia tăng lạm phát
Chỉ số CPI bao gồm một nhóm các hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng bình thường chi tiêu, chẳng hạn như thực phẩm, năng lượng và các hàng hóa và dịch vụ khác. Trong hai tháng qua, giá các mặt hàng không bao gồm thực phẩm và năng lượng tăng 4,6%, thực phẩm tăng 5,3% và năng lượng tăng 30%.
Giá cả đang tăng vì nhiều lý do, cụ thể là lãi suất thấp, các gói kích thích kinh tế, chi tiêu của chính phủ tăng cao và nhu cầu hàng hóa và dịch vụ bị dồn nén do hậu quả trực tiếp của đại dịch COVID-19.
Lạm phát ở Mỹ là 6,2% có nghĩa là một đô la ngày nay có giá trị trung bình thấp hơn 6,2% so với một năm trước trên lý thuyết. Số tiền chính xác sẽ thay đổi dựa trên những gì một đô la mua được. Ví dụ, ô tô đã qua sử dụng và thịt xông khói đều tăng hơn 20% so với một năm trước, trong khi một số hàng hóa và dịch vụ tăng ít hơn với chỉ vài phần trăm.
Tiền lương được trả bằng đô la Mỹ, tài khoản tiết kiệm và séc giữ đô la Mỹ, cổ phiếu và trái phiếu đều được định giá bằng đô la Mỹ. Do đó, phần lớn thu nhập và tài sản của người Mỹ đều dễ bị lạm phát.
Bitcoin không bị ràng buộc với một loại tiền tệ hay một nền kinh tế cụ thể
Tương tự như vàng, Bitcoin không bị ràng buộc với một loại tiền tệ hoặc nền kinh tế cụ thể. Nó cũng không bị kiểm soát bởi một nhóm nhỏ các công ty hoặc các bên liên quan. Đúng hơn, nó là một loại tài sản quốc tế phản ánh nhu cầu toàn cầu.
Trong thời kỳ lạm phát cao của Hoa Kỳ, các nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn để bù đắp sự sụt giảm giá trị của tài sản hiện có. Ví dụ, tỷ suất cổ tức 3% bình thường có thể giúp bổ sung thêm thu nhập cho kỳ nghỉ hưu, nhưng khi lạm phát là 6%, thì mức này thậm chí không đủ bù lạm phát.
Tương tự, thu nhập bình quân dài hạn của S&P 500 là khoảng 7% đến 8% mỗi năm, hầu như không cao hơn mấy so với tỷ lệ lạm phát hiện tại. Tuy vậy nhưng mức thu nhập S&P 500 mang lại đã tăng cao hơn nhiều mức trung bình của nó trong thập kỷ qua. Vấn đề là cổ phiếu này hiện đang bị định giá cao hơn nhiều so với những năm trước đây. Các nhà đầu tư có rất ít lựa chọn khả thi để nhận được lợi nhuận hơn 6% ngoài đầu tư vào cổ phiếu của Hoa Kỳ kể cả phải chấp nhận mức định giá cao hơn. Tuy vậy, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ hiện tại được cho là có tỉ lệ rủi ro/lợi nhuận về lâu dài tốt nhất.
Ngoài chứng khoán, Bitcoin có thể là một trong những lựa chọn tốt vì nó tránh được nhiều rủi ro chính trị và kinh tế liên quan đến thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Theo xu hướng này, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác là một trong công cụ thiết thực và đơn giản nhất để người Mỹ đa dạng hóa doanh thu, thu nhập và tài sản của mình.
Bitcoin có nguồn cung hạn chế
Một trong những lý do tốt nhất tại sao Bitcoin là một biện pháp phòng ngừa lạm phát tốt hơn so với các loại tiền điện tử khác là do nguồn cung cố định của nó là 21 triệu đồng tiền với gần 19 triệu đồng trong số đó đã được khai thác. Nguồn cung cấp cố định đồng nghĩa với việc sẽ không có đồng Bitcoin mới nào ngoài 21 triệu đồng đi vào lưu thông, do đó không có nguy cơ lạm phát. Ngược lại, một quốc gia như Mỹ có thể tăng nguồn cung tiền thông qua chi tiêu và mua trái phiếu chính phủ để giảm lãi suất, giảm sức mạnh chi tiêu của đồng đô la và vô tình gây ra lạm phát.
Bitcoin là một tài sản có giá trị có thể chuyển nhượng dễ dàng
Giống như vàng, Bitcoin có độ bền cao, dễ dàng trao đổi, an toàn và khan hiếm. Nhưng không giống như vàng, Bitcoin có tính di động, có thể chuyển nhượng và được cho là phi tập trung hơn. Nguồn cung vàng hầu hết được kiểm soát bởi các quốc gia có chủ quyền như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức và các quốc gia châu Âu khác. Còn với Bitcoin, bất kỳ ai trên thế giới theo lý thuyết cũng có thể lưu trữ và bảo vệ Bitcoin của mình một cách dễ dàng hơn nhiều so với vàng.
Những tín đồ đầu tư vàng có thể biện luận rằng vàng có giá trị nội tại như một kim loại quý trong khi Bitcoin chỉ là một loại tiền giả. Tuy nhiên, công nghệ blockchain của Bitcoin có những khả năng ứng dụng thực tế. Khả năng ứng dụng như một loại tiền tệ trong thực tế của Bitcoin bị giới hạn ở các quốc gia phát triển có các đồng tiền pháp định lâu đời của riêng họ. Tuy nhiên, Bitcoin là một phương tiện trao đổi tốt hơn ở các quốc gia dễ xảy ra siêu lạm phát và bất ổn chính trị.
Xem thêm: Bitcoin tiếp tục lao dốc
Bạn có nên mua Bitcoin bây giờ không?
Bitcoin không chỉ là một hàng rào tuyệt vời chống lại lạm phát mà còn có triển vọng tăng trưởng dài hạn vượt xa vàng. Tuy nhiên, Bitcoin cũng dễ bay hơi hơn vàng, điều này có thể ngăn cản các nhà đầu tư ngại rủi ro hoàn toàn nắm bắt được loại tài sản này.
Nếu bạn đang tìm kiếm một khoản đầu tư chống suy thoái, có thể chống lại lạm phát và có tiềm năng tăng trưởng lâu dài, Bitcoin có lẽ là lựa chọn tốt nhất hiện có. Mặc dù Bitcoin đang dao động ở mức độ cao nhất mọi thời đại, nhưng tính ứng dụng và khả năng được chấp nhận của nó sẽ chỉ tăng lên từ đây. Nguồn cung hạn chế của nó cùng với nhu cầu tăng đều đặn sẽ tiếp tục đẩy giá cao hơn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư muốn tránh sự biến động khá “khó chịu” của Bitcoin thì có thể chọn vàng hoặc các loại tiền ổn định có tỷ suất cao để thay thế.
Hậu Dương-Theo fool