Bitcoin đạt mức tăng theo ngày lớn nhất trong hai tháng
Các thị trường truyền thống ở Mỹ hầu hết đóng cửa để nghỉ lễ vào thứ Hai (30/5), nhưng Bitcoin thì không ngừng nghỉ.
Đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới theo vốn hóa thị trường đã tăng hơn 7% lên khoảng 31.500 USD, mức tăng lớn nhất kể từ ngày 9/3.
Đà tăng của Bitcoin đã chấm dứt chuỗi kỷ lục 9 tuần giảm liên tiếp, khiến giá rơi từ 37.600 USD xuống khoảng 29.400 USD.
Giờ đây các nhà phân tích tiền kỹ thuật số đang bắt đầu băn khoăn liệu thị trường có đang tìm kiếm một mức đáy mới sau đợt suy yếu gần nhất hay không.
Theo công ty phân tích blockchain Glassnode, áp lực bán gần đây có thể đang giảm bớt. Hành động giá dường như đã chạm đáy ở thời điểm hiện tại.
Hầu như tất cả các loại tiền kỹ thuật số lớn cũng đều chìm trong sắc xanh vào thứ Hai (30/5), với ADA của Cardano tăng khoảng 17% và dẫn đầu danh sách CoinDesk 20.
Liệu Bitcoin có thể tránh được tuần giảm thứ 10?
Nhờ một sự thay đổi bất ngờ nhưng được chào đón vào đêm 30/5, xu hướng giá của Bitcoin dường như đang được phá vỡ trong tuần này.
Phiên giao dịch Châu Á tạo bối cảnh cho một đợt tăng vững chắc, khi cả chỉ số Nikkei của Nhật Bản và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (Trung Quốc) hiện đều tăng hơn 2%. Nguyên nhân xuất phát từ tin tức rằng Trung Quốc đang có kế hoạch nới lỏng một số hạn chế gần đây do COVID-19 và mở cửa nền kinh tế.
Ngoài ra, Bitcoin cũng đã vượt trội hơn so với các cổ phiếu trước thềm phiên giao dịch Châu Âu.
Dữ liệu từ TradingView cho thấy, sau khi giảm điểm trong những giờ giao dịch đầu tiên, giá Bitcoin đã đột ngột tăng từ 29.300 USD lên mức hiện tại là gần 30.700 USD.
Biểu đồ nến BTC/USD trên khung thời gian 1 tuần. Nguồn: TradingView
Xem thêm: Bitcoin kết thúc chuỗi 5 ngày giảm giá
Dù thị trường vẫn còn sự thận trọng do giá đóng cửa tuần trước trong sắc đỏ, song Bitcoin có thể kết thúc chuỗi 9 tuần giảm giá trong tuần này nếu giá đóng cửa của tuần là trên 29.500 USD.
Đối với một số người, chỉ riêng hành động giá qua đêm vừa qua của Bitcoin đã đủ để đồng tiền số này có được triển vọng tích cực hơn đáng kể trong tương lai gần.
“Bitcoin đang ngấp nghé một tín hiệu tăng giá cực lớn,” Jordan Lindsey, nhà sáng lập JCL Capital nói trên Twitter. “Theo quan điểm của tôi đây không phải là lúc để tham lam tìm kiếm những mức đáy giá.”
Nhà giao dịch Crypto Tony lưu ý rằng Bitcoin vẫn đang ở trong một phạm vi giao dịch quen thuộc và nên vượt qua một số mức chủ chốt trước khi được coi là có quỹ đạo vững chắc. Đối với ông, mức đó là 31.000 USD, và mức này hiện không còn xa.
Một số nhà phân tích khác cho rằng mức tăng hiện tại chỉ là một nhịp hồi, và sau đó Bitcoin sẽ giảm trở lại xuống các mức thấp hơn.
Tài khoản giao dịch TMV Crypto đánh dấu các mức thấp qua đêm là ngưỡng hỗ trợ quan trọng cần phải giữ trong tương lai.
“Tôi không chắc liệu chúng ta có nên rất lạc quan về Bitcoin và Ether hay không,” nhà giao dịch kiêm nhà phân tích Crypto Ed nói trên Twitter vào ngày 30/5.
Khoảng trống của Hợp đồng tương lai CME từ ngày 27/5 ở mức 29.000 USD cũng củng cố khả năng giá giảm hơn nữa.
Biểu đồ nến của Hợp đồng tương lai Bitcoin trên sàn CME trên khung thời gian 1 giờ. Nguồn: TradingView
Phí giao dịch Ether giảm
Trong khi những người lái xe phàn nàn về việc giá xăng tăng quá cao, các nhà giao dịch tiền kỹ thuật số lại đang đối mặt với điều ngược lại: phí giao dịch (Gas Fee) của Ethereum đang ở mức thấp kỷ lục.
Theo dữ liệu on-chain, phí giao dịch trung bình hiện vào khoảng 3,70 USD. Vào thời điểm bắt đầu của năm, con số đó là từ 38 USD đến 52 USD tùy thuộc vào sự tắc nghẽn của chuỗi vào thời điểm đó.
Biểu đồ Phí giao dịch trung bình của Ethereum. Nguồn: Bitinfocharts.com
Do phí giao dịch tăng lên nên các giao dịch tốn nhiều Gas Fee – như bán một NFT trên OpenSea hay hoàn thành một giao dịch UniSwap – đang ở các mức thấp nhất mọi thời đại.
Các nhà giao dịch dường như bị hoảng sợ bởi sự sụp đổ của Terra và đang do dự về việc quay trở lại thị trường. Dữ liệu on-chain cho thấy, trong suốt tháng 5, lượng giao dịch (Etherium) đã tăng đột biến vào những ngày chủ chốt liên quan đến sự suy giảm của Terra, và sau đó là tăng vọt trong hoạt động trên UniSwap – khi các nhà giao dịch định vị lại vị thế để bảo vệ mình khỏi sự biến động của thị trường.
Biểu đồ Chi phí giao dịch, Hoạt động giao dịch, và Giá Ether. Nguồn: Glassnode
Vấn đề là các nhà giao dịch không quay trở lại thị trường: phí giao dịch thấp, hoạt động giao dịch trên UniSwap (tương đối) ít, và giá của Ether tiếp tục có xu hướng đi xuống. Giá Ether đang phục hồi, nhưng nhu cầu yếu vì vào lúc này không có nhiều nhà giao dịch tích cực.
Trong khi đó, dù giá của Solana và Avalanche đã bắt đầu phục hồi song số lượng người dùng hoạt động hàng ngày thì không. Cả hai chuỗi này đều được xây dựng trong thời đại phí giao dịch Ethereum cao, vì vậy có thể là phí giao dịch thấp sẽ không khiến họ vội vàng. Nhưng khả năng cao hơn là không có lý do gì để các nhà giao dịch có bất cứ động thái nào cho đến khi mọi thứ ổn định.
Việc lúc nào hợp nhất Ethereum được thực hiện cũng tác động mạnh tới mạng lưới này ở thời điểm hiện tại. Nguyên nhân là nếu phí giao dịch rẻ thì áp lức trong việc chuyển sang bằng chứng cổ phần (Prood of Stake) cũng giảm đi. Thời điểm từng được dự đoán sẽ xảy ra vào tháng 6 nay đã bị đẩy xuống “mùa thu”, và các thị trường dự đoán việc hợp nhất sẽ diễn ra vào khoảng giữa tháng 10 và cuối năm.