Trang chủForexChỉ báo Awesome Oscillator: Định nghĩa, Cách dùng và Chiến lược giao...

Chỉ báo Awesome Oscillator: Định nghĩa, Cách dùng và Chiến lược giao dịch

Chỉ báo Awesome Oscillator: Định nghĩa, Cách dùng và Chiến lược giao dịchCafeforexvnChỉ báo Awesome Oscillator (AO) sử dụng các đường trung bình động đơn giản (SMA) để xác định hoặc phủ nhận xu hướng thị trường. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách phát hiện những xu hướng này và dự đoán đảo chiều thị trường trong tương lai.

Chỉ báo Awesome Oscillator là gì?

Chỉ báo Awesome Oscillator (AO) là một chỉ báo phổ biến để đo biến động của thị trường, được phát triển bởi nhà phân tích tài chính Hoa Kỳ Bill Williams. Chỉ báo này không có giới hạn cao nhất và thấp nhất, dao động quanh mức 0 và được thể hiện dưới dạng histogram của hai đường trung bình động đơn giản (SMA), một đường thể hiện dao động hiện tại và một đường thể hiện cho khung thời gian dài hơn của thị trường.

Các nhà giao dịch thường dùng chỉ báo AO cùng với các chỉ báo khác để xác nhận xu hướng tăng hoặc giảm và dự đoán đảo chiều. Hãy đọc tiếp để hiểu cách chỉ báo AO vận hành và cách sử dụng nó tốt nhất trong chiến lược giao dịch của bạn.

Chỉ báo Awesome Oscillator vận hành thế nào?

Williams phát triển chỉ báo AO thành một cách đơn giản để đo dao động của thị trường và phát hiện điểm đảo chiều tiềm năng bằng cách so sánh đường trung bình động (SMA) 34 nến và đường trung bình động (SMA) 5 nến.

GHI CHÚ: đường trung bình động (SMA) được xác định bằng cách tính tổng giá của mỗi nến trong thời gian ghi nhận và chia trung bình cho tổng số nến.

Các chuyển động của giá sau đó được ghi nhận lên biểu đồ histogram tương đối với hai đường SMA khi so sánh 2 đường SMA với nhau.

Khi SMA5 lớn lớn SMA34, giá trị trên histogram nằm dưới đường 0 và xu hướng tăng được xác nhận.

Ngược lại, khi giá trị histogram dưới đường 0, SMA ngắn hạn thấp hơn SMA dài hạn và xu hướng giảm được xác nhận.

Xu hướng chung của thị trường khi sử dụng chỉ báo AO được thể hiện bằng màu của biểu đồ histogram. Mỗi thanh thể hiện cho một nến và có màu xanh nếu cao hơn ngày trước, hoặc màu đỏ nếu thấp hơn.

Công thức tính chỉ báo Awesome Oscillator

Phần lớn các phần mềm giao dịch có thể hiển thị chỉ báo AO khi lựa chọn, tuy nhiên bạn cũng nên biết cách tính của chỉ báo này. Bên dưới là công thức tính chỉ báo AO:

Giá trị hiện tại = SMA5 – SMA34

Cần phải nhắc lại, SMA được tính bằng giá trung bình trong thời gian chỉ định. Bất kỳ khung thời gian nào cũng có thể dùng để áp dụng chỉ báo AO, nhưng đa số trader sẽ dùng chỉ báo SMA 34 ngày và SMA 5 ngày.

Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ báo này sử dụng giá giữa mỗi nến để tính thay vì giá đóng cửa, do đó có thể theo dõi sự biến động tốt hơn.

Cách sử dụng chỉ báo Awesome Oscillator

Có nhiều chiến lược khác nhau để sử dụng chỉ báo AO khi xác nhận hoặc phủ định xu hướng thị trường. Khi sử dụng những cách bên dưới, chỉ báo này trở thành công cụ đắc lực giúp bạn quyết định khi nào vào lệnh mua hoặc lệnh bán.

Lẽ tất nhiên, như mọi chỉ báo kỹ thuật khác, chỉ báo AO không phải lúc nào cũng đúng khi dự báo tương lai. Bạn cần phải quản lý rủi ro với bằng cách đặt cắt lỗ khi mở lệnh, đề phòng trường hợp các tín hiệu từ chỉ báo AO không dự đoán đúng biến động của thị trường.

Chiến lược giao dịch bằng chỉ báo Awesome Oscillator

Các nhà giao dịch thường sử dụng ba chiến lược chính để tìm ra các cơ hội giao dịch bằng chỉ báo AO: giao nhau với đường 0, hai đỉnh và chiếc đĩa.

  1. Chiến lược giao nhau với đường 0:

Chiến lược này dựa trên việc quan sát những chuyển động của chỉ báo AO khi cắt lên hoặc cắt xuống đường 0. Khi chỉ báo AO cắt lên đường 0, xu hướng ngắn hạn đang tăng nhanh hơn xu hướng dài hạn, và nhà giao dịch có thể vào vị thế mua.

Khi chỉ báo AO cắt xuống đường 0 và chuyển từ vùng dương sang vùng âm, xu hướng ngắn hạn đang giảm nhanh hơn xu hướng dài hạn và các nhà giao dịch có thể vào vị thế bán.

Tuy nhiên, chiến lược này không hoàn hảo và cần được sử dụng cùng với các chỉ báo kỹ thuật khác và phân tích cơ bản.

Chiến lược giao nhau với đường 0

  1. Chiến lược hai đỉnh

Chiến lược này cố gắng xác định điểm đảo chiều của thị trường bằng cách đánh giá sự thay đổi của hai đỉnh cùng phía của đường 0. Chiến lược áp dụng được trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm.

Hai đỉnh báo hiệu xu hướng tăng xuất hiện khi có hai đỉnh phía dưới đường 0, với đỉnh thứ 2 gần đường 0 hơn đỉnh đầu tiên. Khi mô hình này xuất hiện, chỉ báo AO phải nằm dưới đường 0 khi thành lập 2 đỉnh và histogram đầu tiên xuất hiện sau đỉnh thứ hai phải có màu xanh, thể hiện sự xác nhận xu hướng tăng.

Chiến lược hai đỉnh

Hai đỉnh báo hiệu xu hướng giảm xuất hiện trong điều kiện ngược lại. Lúc này cả hai đỉnh phải nằm trên đường 0, với đỉnh hai thấp hơn hoặc gần đường 0 hơn đỉnh đầu tiên. Bạn cũng cần quan sát màu sắc thanh histogram ngay sau đỉnh hai. Nếu thanh này màu đỏ, đỉnh thứ 2 được hình thành và giá có xu hướng giảm. 

  1. Mô hình chiếc đĩa:

Mô hình chiếc đĩa (saucer) tập trung vào việc phát hiện chuyển động của đường giá trong ba khoảng thời gian liên tiếp nhau ở cùng phía với đường 0.

Chiếc đĩa báo hiệu xu hướng tăng xuất hiện khi chỉ báo AO nằm dưới đường 0 và có ba thanh histogram xuất hiện theo thứ tự: 1 thanh đỏ, 1 thanh đỏ thứ 2 thấp hơn và thanh thứ 3 màu xanh. Mô hình này có dạng như một chiếc đĩa lót nhỏ bên trong mô hình histogram lớn.

Khi đĩa báo hiệu xu hướng tăng xuất hiện, các nhà giao dịch có thể vào vị thế mua ở thanh màu xanh thứ ba, hoặc trong thanh histogram sau đó nếu thanh này cũng màu xanh.

Chiếc đĩa báo hiệu xu hướng giảm nằm bên dưới đường 0 và được tạo thành từ 3 thanh histogram: 2 thanh màu xanh với thanh thứ hai thấp hơn và thanh thứ 3 màu đỏ. Các nhà giao dịch có thể mở vị thế bán ở thanh thứ 3 hoặc thanh thứ 4 nếu nó vẫn màu đỏ.

Mô hình chiếc đĩa

Tham khảo thêm:

Những chiến lược giao dịch này mang lại kết quả tốt nhất khi kết hợp với các phân tích cơ bản và chỉ báo kỹ thuật khác. Một chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến thường được dùng cùng với chỉ báo AO là chỉ báo MACD.

So sánh chỉ báo Awesome Oscillator và MACD

Cả hai chỉ báo AO và MACD đều dùng những đường trung bình động để xác định sự dao động của thị trường, nhưng cách sử dụng đường trung bình động của 2 chỉ báo này là khác nhau. Bằng cách quan sát và phân tích cả hai chỉ báo này và hiểu điểm đặc trưng của từng loại giúp bạn phát hiện và xác nhận những cơ hội vào lệnh giao dịch.

MACD thể hiện mối liên hệ giữa hai đường trung bình động hàm mũ (EMA), thường là khung 12 nến và khung 29 nến. Cùng với đường tín hiệu 9 nến và biểu đồ histogram, chỉ báo MACD được dùng để phát hiện tín hiệu cho xu hướng tăng và xu hướng giảm.

Đường trung bình động hàm mũ (EMA) dùng trong chỉ báo MACD phản ứng nhanh với sự biến động giá của thị trường hơn là đường trung bình động đơn giản (SMA) dùng trong chỉ báo AO. Khi dùng cùng nhau, bạn có thể phát hiện những cơ hội tiềm năng để vào lệnh mua hoặc bán bằng chỉ báo MACD và xác nhận lại bằng chỉ báo AO.

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Awesome Oscillator

Bạn có thể làm theo từng bước sau đây để bắt đầu áp dụng chỉ báo Awesome Oscillator cho các giao dịch của bạn:

  1. Mở chỉ báo Awesome Oscillator trên biểu đồ
  2. Điều chỉnh giá trị của SMA ngắn hạn và dài hạn. 2 chỉ số này thường được để mặc định là 5 và 34.
  3. Kết hợp với các chiến lược cơ bản và phân tích kỹ thuật khác để phác thảo kế hoạch giao dịch, từ đó phát hiện những cơ hội vào lệnh mua hoặc bán theo hành vi của chỉ báo AO. Bạn có thể vào lệnh theo chiến lược giao nhau với đường 0, hai đỉnh hoặc chiếc đĩa.
  4. Thoát lệnh dựa trên những tiêu chí tương tự, kết hợp với chiến lược giao dịch của bạn.

Việt Hản

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI