Thứ Ba, Tháng Sáu 6, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiTiêu điểm kinh tế thế giới ngày 28/6/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 28/6/2022

Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ vừa được công bố ngày 27/6, ngay cả khi giá cả tiếp tục tăng cao, các đơn đặt hàng đối với hàng hóa được sản xuất tại Mỹ, đặc biệt là các loại hàng có giá trị cao, đã bất ngờ tăng mạnh trong tháng 5/2022, chủ yếu nhờ nhu cầu đối với ô tô và máy bay quân sự.

Tiêu điểm kinh tế thế giới 28/6/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới 28/6/2022
Tiêu điểm kinh tế thế giới 28/6/2022

Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu các đơn đặt hàng trong tháng 5/2022

Bộ Thương mại Mỹ cho biết, các đơn đặt hàng lâu bền của nước này đã tăng 0,7% trong tháng 5/2022, lên 267,2 tỷ USD, lần tăng thứ bảy trong tám tháng qua. Kết quả trên lạc quan hơn nhiều so với những gì các nhà kinh tế mong đợi, và ngay cả khi loại trừ lĩnh vực giao thông vận tải, lượng đơn đặt hàng cũng tăng 0,7%.

Xem thêm: NIIF thu hút nhiều nhà đầu tư mới trên nền tảng nợ 2022

Sự gia tăng số đơn đặt hàng cho thấy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa vẫn mạnh ngay cả khi lạm phát của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 40 năm. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo sự bất ổn do cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể làm “nguội” các kế hoạch đầu tư kinh doanh, qua đó làm giảm lượng đơn đặt hàng trong những tháng tới.

Lượng đơn đặt hàng xe cơ giới tăng 0,5% trong tháng 5/2022, trong khi số đơn đặt hàng máy bay quốc phòng và các phụ kiện tăng 8,1%. Tuy nhiên, số đơn đặt hàng máy bay dân sự trong tháng Năm vừa qua lại giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Lĩnh vực điện tử, vốn đang gặp khó khăn trong bối cảnh toàn cầu khan hiếm nguồn cung chip, số đơn đặt hàng các thiết bị truyền thông tăng 2%, nhưng lượng đơn đặt hàng máy tính giảm 0,7%.

EU lên kế hoạch giảm nhu cầu khí đốt do khả năng gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng

Ủy viên về năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson ngày 27/6 cho biết nguồn cung khí đốt từ Nga cho EU có thể bị “gián đoạn nghiêm trọng”, đồng thời kêu gọi các nước cập nhật các kế hoạch đề phòng các cú sốc về nguồn cung và sử dụng các loại nhiên liệu khác nếu có thể để tiết kiệm khí đốt.

Tháng tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ trình bày một kế hoạch để các nước EU phối hợp chuẩn bị cho các cú sốc về khí đốt trong tương lai, khi Nga đã cắt đứt hay giảm nguồn cung sang 12 trong số 27 nước thành viên của khối. Kế hoạch này của EU sẽ đưa ra các biện pháp để giảm nhu cầu khí đốt và xác định các lĩnh vực quan trọng mà nếu cắt giảm nhu cầu khí đốt có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Theo dữ liệu từ Cơ quan quản lý cơ sở hạ tầng năng lượng châu Âu Gas Infrastructure Europe, tổng kho dự trữ khí đốt của các nước EU hiện đang đầy 57%. Mức lấp đầy kho dự trữ của các nước hiện đang chênh nhau, trong đó kho dự trữ của Đức đang đầy 57%, trong khi tỷ lệ này của Ba Lan là 97% và của Hungary (Hung-ga-ry) là 39%.

OPEC+ hạ ước tính dư cung dầu trên thị trường xuống 1 triệu thùng/ngày

Hãng tin Reuters dẫn một báo cáo cho hay Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (còn gọi là nhóm OPEC+) dự kiến hạ dự báo nguồn dầu dư thừa trên thị trường trong năm nay. Báo cáo được chuẩn bị trước cho cuộc họp Ủy ban kỹ thuật chung (JTC) của OPEC+ cho thấy nhóm này ước tính dư cung dầu sẽ vào khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 1,4 triệu thùng/ngày.

Cuộc họp của JTC dự kiến diễn ra vào ngày 28/6 (giờ địa phương) trước khi cuộc họp của OPEC+ diễn ra vào ngày 30/6.Trước đó, các thành viên OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng

trong tháng 5/2022 lên 432.000 thùng/ngày, song nhóm đã không thể đạt được mục tiêu trên và thậm chí khiến sản lượng giảm 2,7 triệu thùng/ngày. Sang tháng Sáu, OPEC+ một lần nữa đồng ý tăng sản lượng thêm 432.000 thùng/ngày, nhưng giới quan sát trong ngành đều nhận định là nhóm này cũng sẽ không thể đáp ứng được hạn ngạch đó. Đối với tháng Bảy và tháng Tám, OPEC+ thậm chí còn tham vọng hơn khi nâng mục tiêu sản lượng.

Google tiếp tục bị khiếu nại tại về độc quyền tại châu Âu

Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Jobindex tại Đan Mạch, ông Kaare Danielsen, khẳng định Jobindex đã xây dựng được một kho dữ liệu lớn về việc làm tại Đan Mạch khi Google for Jobs mới đặt chân vào thị trường nước này vào năm ngoái. Tuy vậy, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, Jobindex đã bị mất 20% lưu lượng tìm kiếm việc làm cho dịch vụ của Google.

Theo ông Danielsen, thông qua việc đưa dịch vụ của mình lên đầu trang kết quả tìm kiếm, Google đã ẩn đi những công việc liên quan nhất mà người dùng đang tìm. Các nhà tuyển dụng không còn có thể tiếp cận tất cả những người đang tìm việc, trừ phi họ sử dụng dịch vụ của Google.

Ông nhấn mạnh hành vi này không chỉ cản trở cạnh tranh giữa các dịch vụ tuyển dụng, mà còn làm suy yếu thị trường lao động. Một số bài đăng quảng cáo việc làm của hãng bị sao chép mà không xin phép và Google for Jobs đã đăng quảng cáo thay cho các đối tác của Jobindex. Hãng cũng cảnh báo những nguy cơ về quyền riêng tư đối với các ứng viên tìm việc và khách hàng.

kinh tế thế giới: Google tiếp tục bị khiếu nại tại về độc quyền tại châu Âu
Google tiếp tục bị khiếu nại tại về độc quyền tại châu Âu

Vận tải hàng không châu Âu đứng trước nhiều khó khăn trong mùa Hè

Hành khách sẽ phải xếp hàng dài hơn tại các nhà ga ở châu Âu, do đó, để tránh mọi trục trặc có thể xảy ra, hành khách “nên đến sớm hơn thường lệ”. Đó là khuyến cáo của ông Olivier Jankovec, người đứng đầu khu vực châu Âu của Hội đồng sân bay quốc tế.

Dù phải đợi đến năm 2024, hoạt động hàng không mới có thể trở lại mức được ghi nhận vào năm 2019, song giai đoạn mùa Hè này sẽ chứng kiến sự bùng nổ đầu tiên về nhu cầu, tạo đà phục hồi mạnh mẽ cho các hãng hàng không châu Âu.

Trong suốt thời gian đại dịch, khoảng 2,3 triệu nhân viên làm tại các nhà ga hàng không trên khắp thế giới đã nghỉ việc, chuyển sang các lĩnh vực khác. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng y tế ghi nhận những tín hiệu tích cực ở châu Âu, các sân bay vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng.

Ông Jankovec nhấn mạnh tất cả các sân bay châu Âu đều đang oằn mình ứng phó với chi phí tăng vọt về năng lượng và nhân sự, vốn chiếm khoảng 45% ngân sách hoạt động. Lạm phát cũng khiến giá các nguyên vật liệu liên quan đến hoạt động của các cảng hàng không tăng thêm từ 50-80%. 

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI