Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiTiêu điểm kinh tế thế giới ngày 14/6/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 14/6/2022

Trong nỗ lực đóng góp nhiều hơn cho cuộc chiến chống đại dịch, ngày 13/6, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tiến hành các cuộc thảo luận kinh tế nhằm đạt được sự đồng thuận trong việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, sáng kiến này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ một số quốc gia có đặt các công ty dược phẩm lớn như Anh và Thụy Sỹ.

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 14/6/2022
Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 14/6/2022

Sáng kiến bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine ngừa COVID-19 gặp khó tại WTO

Sự phản đối này gây trở ngại cho việc thông qua tại WTO, bởi các quyết định của tổ chức này đều dựa trên sự đồng thuận chứ không phải theo đa số. Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới cho rằng việc xóa bỏ các bằng sáng chế sẽ làm tê liệt hoạt động đầu tư và đổi mới, đồng thời nhận định kế hoạch này đã lỗi thời vì thế giới hiện đang dư thừa vaccine.

Phát biểu trước báo giới sau khi kết thúc phiên họp ngày 13/6, người phát ngôn của WTO Daniel Pruzin đã bày tỏ lạc quan một cách thận trọng về việc đạt được kết quả tại hội nghị. Theo ông, các cuộc thảo luận vẫn cần tập trung vào việc thiết lập tiêu chuẩn để chọn ra các quốc gia đủ điều kiện được miễn quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài vấn đề sản xuất, nội dung thứ hai trong hội nghị là giải quyết hạn chế về nguồn cung khi chỉ có một số nước nhất định nắm giữ công cụ chống dịch.

Các ngân hàng Nga không bị ảnh hưởng nhiều kinh tế dù bị ngắt kết nối SWIFT

Sberbank cho biết ngân hàng này đang hoạt động bình thường và việc ngắt kết nối với SWIFT không làm thay đổi tình hình hiện tại với các khoản thanh toán quốc tế. Trong khi đó, Rosselkhozbank cũng nhấn mạnh rằng hệ thống ngân hàng của Nga đã có mọi điều kiện cần thiết để đảm bảo hoạt động giao dịch không bị gián đoạn.

Nga có hệ thống tài chính riêng do ngân hàng trung ương nước này tạo ra để đối phó với rủi ro khi các ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với SWIFT – hệ thống giao dịch quốc tế có sự tham gia của hơn 11.000 thể chế tài chính ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Ngày 3/6 vừa qua, EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ sáu áp đặt với Nga, trong đó có giảm dần lượng dầu nhập khẩu từ Nga và loại thêm một số ngân hàng nước này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

CEO Boeing lạc quan về nhu cầu máy bay toàn cầu

Ngày 13/6, Giám đốc điều hành (CEO) hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) Dave Calhoun cho biết nhu cầu máy bay đang rất lớn và sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh các hãng hàng không đang thay thế các đội bay đã “già cỗi”, mua thêm các mẫu máy bay mới nhằm đáp ứng một cách hiệu quả lượng hành khách ngày càng gia tăng.

Ông Calhoun nhận định nhu cầu máy bay hiện nay là rất cao và xu hướng này sẽ còn kéo dài. Ông Calhoun khẳng định, việc chuyển trụ sở của Boeing từ Chicago sang Arlington không phải là quyết định nhất thời.

Boeing, nhà thầu quốc phòng chính của Mỹ, đang lên kế hoạch phát triển trung tâm nghiên cứu và công nghệ tại khu vực Arlington, cũng là nơi đặt trụ sở của Lầu Năm Góc. Theo ông Calhoun, đây là một vị trí lý tưởng bởi Lầu Năm góc là khách hàng lớn nhất của hãng.

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 14/6/2022
CEO Boeing lạc quan về nhu cầu máy bay toàn cầu

Xem thêm: Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần từ ngày 4-9/8/2022

Sản xuất chip của Samsung ở Trung Quốc gặp khó do tài xế xe tải Hàn Quốc đình công

Hoạt động sản xuất chip của hãng công nghệ Samsung Electronics (Hàn Quốc) tại Trung Quốc đang phải đối mặt với sự gián đoạn do cuộc đình công của các tài xế xe tải tại Hàn Quốc khiến việc xuất khẩu nguồn nguyên liệu quan trọng bị đình trệ. Thông tin trên được Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) đưa ra trong ngày 14/6.

Theo KITA, một công ty sản xuất loại cồn IPA – một loại nguyên liệu thô để làm sạch tấm nền silicon (wafer) của chip, đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc vận chuyển tới một công ty Trung Quốc – công ty cung cấp tấm nền silicon cho một nhà máy Samsung ở Trung Quốc.

Cuộc đình công trong tuần vừa qua đã khiến việc vận chuyển khoảng 90 tấn hàng bị đình trệ. Tại nhà máy ở Tây An, Trung Quốc, Samsung hiện sản xuất chip nhớ NAND – loại chip được sử dụng để lưu dữ liệu trong các trung tâm lưu trữ dữ liệu, điện thoại thông minh và các thiết bị công nghệ khác. Samsung Electronics chưa có phản hồi trước thông tin trên của KITA.

Nghiệp đoàn xe tải Hàn Quốc ngày 14/6 tuyên bố tiếp tục đình công và cho rằng Bộ Giao thông Vận tải “không sẵn sàng đối thoại và không đủ khả năng giải quyết tình trạng hiện tại”. Nghiệp đoàn trên tổ chức biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng cao, đồng thời kêu gọi đảm bảo mức lương tối thiểu cho tài xế. Mặc dù đã trải qua 4 vòng đàm phán với chính phủ, song hai bên vẫn chưa tìm được “tiếng nói chung”.

Ferrari sẽ sớm đưa ra kế hoạch kinh doanh ô tô điện

Chín tháng sau khi đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, Giám đốc điều hành (CEO) Benedetto Vigna của hãng sản xuất siêu xe thể thao Ferrari được kỳ vọng trong tuần này sẽ giải thích cách thức để hãng sản xuất ô tô thể thao lừng danh của Italy duy trì tính năng đặc trưng và mức giá cao cho những chiếc xe thể thao trong tương lai của những chiếc ô tô điện (EV).

Hãng sản xuất ô tô thể thao hạng sang Italy dự kiến sẽ đưa ra kế hoạch kinh doanh rất được chờ đợi vào ngày 16/6, để hướng tới kỷ nguyên mới của những phương tiện đi lại sạch hơn, không ồn và chạy bằng điện. Đây sẽ thực sự là một thách thức đối với các hãng xe như Ferrari, vốn xây dựng thương hiệu qua nhiều thập kỷ bằng việc hoàn thiện động cơ siêu mạnh cho những chiếc siêu xe.

Hãng Ferrari đã trình làng bốn mẫu xe lai hybrid và hứa hẹn sẽ có chiếc ô tô chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên vào năm 2025.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI