Trong giao dịch forex, bên cạnh kỹ năng phân tích các chỉ báo thì quản lý vốn là một trong những kỹ năng không thể thiếu mà bất kỳ trader nào cũng phải có. Các trader có kỹ năng quản lý vốn hiệu quả sẽ tối đa hóa được lợi nhuận và hạn chế được rủi ro nhất có thể. Trên bất kỳ thị trường nào cũng vậy, có rất nhiều lý do để một trader sẽ thất bại mà trong đó không có kiến thức chuyên môn và không biết quản lý vốn là một trong những lý do khiến cho nhiều trader thất bại nhất.
Cách quản lý vốn 2% của các nhà đầu tư chuyên nghiệp

Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên tắc quản lý vốn của những trader chuyên nghiệp đó chính là nguyên tắc quản lý vốn 2%. Đây là một trong những nguyên tắc quản lý vốn và quản trị rủi ro được rất nhiều các trader chuyên nghiệp sử dụng trong các giao dịch của mình trên thị trường tài chính, đặc biệt là forex.
Quy tắc quản lý vốn 2% là gì?
Quy tắc quản lý vốn 2% là một nguyên tắc giao dịch, khi áp dụng nguyên tắc 2% thì các trader chỉ cho phép mình thua lỗ tối đa 2% trên số dư của tài khoản ở mỗi lệnh.
Các nhà đầu tư thường áp dụng công thức Kelley để biết được nên đầu tư số vốn bao nhiêu cho mỗi giao dịch nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn thì quy tắc quản lý vốn 2% làm được điều tương tự như vậy nhưng thay vì tính số vốn như bình thường thì nguyên tắc quản lý vốn 2% sẽ tính ra giới hạn số tiền thua lỗ ở mức cố định, trong trường hợp này là 2%/số dư tài khoản.
Nếu tài khoản giao dịch của bạn hiện tại có số dư là 1,000$ và bạn đang muốn đặt lệnh Buy trên cặp EUR/USD. Theo quy tắc quản lý vốn 2% thì mức độ rủi ro tối đa mà bạn chấp nhận cho giao dịch này sẽ là 1,000$x2% = 20$. 20$ là số tiền tối đa mà bạn sẽ mất đi nếu giao dịch thất bại chứ không phải là số vốn mà bạn sẽ bỏ ra cho giao dịch này.
5 cách áp dụng quy tắc quản lý vốn 2% vào trong giao dịch
Ví dụ 1: tài khoản giao dịch của bạn có số dư 1,000$ và bạn muốn đặt lệnh như sau:
Lệnh Buy cặp GBP/USD
Vào lệnh tại mức giá 1.29100
Stop-loss tại 1.28800
Take-profit tại 1.30000
Nhiệm vụ của các trader chính là xác định khối lượng giao dịch của lệnh để thỏa mãn quy tắc quản lý vốn 2%.
Trường hợp 1: không tính phí commission
Trường hợp 2: có tính phí commission, giả sử mức phí là 7$/lot/2 chiều
Bước 1: Xác định số tiền thua lỗ tối đa ứng với 2%/số dư tài khoản
Trường hợp 1: số tiền thua lỗ tối đa = 2% * 1,000$ = 20$
Trường hợp 2: số tiền thua lỗ tối đa = 2% *1,000$ = 20$.
Bước 2: Tính số pip thua lỗ
Số pip thua lỗ được tính bằng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm stop-loss.
Với các thông số vào lệnh ở trên thì thua lỗ tối đa là 30 pips, lợi nhuận là 90 pips. Tỷ lệ Risk:Reward của lệnh này là 1:3
Bước 3: Tính giá trị của số pip thua lỗ
Trường hợp 1: số tiền thua lỗ tối đa = giá trị của số pip thua lỗ = 20$
Trường hợp 2: số tiền thua lỗ tối đa = giá trị của số pip thua lỗ + phí commission = 20$
Giá trị của 1 pip trên 1 lot cặp GBP/USD là 10$. Suy ra, giá trị của 30 pips nếu giao dịch 1 lot GBP/USD là 300$.
Bước 4: Tính khối lượng giao dịch
Gọi A là khối lượng giao dịch cần xác định, suy ra, giá trị của 30 pips thua lỗ khi giao dịch A lots sẽ là 300*A ($) và phí commission khi giao dịch A lots là 7*A ($).
Bước 5: Thực hiện lệnh
Sau khi xác định được khối lượng giao dịch thì các trader có thể vào lệnh Buy 0.07 lots GBP/USD tại mức giá 1.29100, stop-loss tại 1.28800 và take-profit tại 1.30000. Nếu giao dịch thất bại, các bạn thua lỗ xấp xỉ 2%/số dư tài khoản mà thôi.
Xem thêm: Chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF) là gì?
Kết luận
Quy tắc quản lý vốn 2% được rất nhiều trader chuyên nghiệp áp dụng cho các giao dịch của mình thì không có lý do gì để một trader mới tham gia vào thị trường không áp dụng nó. Mặc dù quy tắc này rất dễ áp dụng nhưng để duy trì tính kỷ luật thì không phải ai cũng làm được nếu không thật sự hiểu được tầm quan trọng của quản lý vốn, quản trị rủi ro và thấy được ý nghĩa của con số 2 % này.
Trang