Trang chủBài cần sửa SEOThị trường ngoại hối bị tác động bởi những yếu tố nào?

Thị trường ngoại hối bị tác động bởi những yếu tố nào?

Thị trường ngoại hối bị tác động bởi những yếu tố nào?

Thị trường ngoại hối bị tác động bởi những yếu tố sau

Thị trường ngoại hối bị tác động bởi những yếu tố nào?
Thị trường ngoại hối bị tác động bởi những yếu tố nào?

Các nhà kinh tế và trader đều coi GDP là thước đo sức khỏe và tiềm năng tăng trưởng của mọi nền kinh tế.

Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, hàng ngàn traders từ khắp nơi trên thế giới tham gia giao dịch ngoại hối, khiến khối lượng giao dịch hàng ngày vượt ngưỡng 6 nghìn tỷ đô la, đồng thời tạo ra một thị trường tài chính lớn nhất thế giới. So với các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối có chiều sâu và có mức tăng trưởng lớn nhất với khối lượng giao dịch hàng ngày tăng hơn 40% xuyên suốt thập kỷ qua.

Sự tăng trưởng đáng kể của thị trường ngoại hối cho thấy rằng các chỉ số và sự kiện kinh tế vĩ mô đóng một vai trò ngày càng quan trọng so với trước đây. Hãy cùng đi tìm hiểu sâu hơn về những yếu tố chính dẫn dắt thị trường ngoại hối và cách các trader ứng dụng những yếu tố trong việc mua bán ngoại tệ.

Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ người không có việc làm trong một tầng lớp lao động của một quốc gia. Các quốc gia tính toán tỷ lệ thất nghiệp bằng cách lấy số người đang tìm kiếm việc làm chia cho lực lượng lao động của quốc gia ấy. Một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý bao gồm những người khuyết tật, đã nghỉ hưu hoặc đang đi học.

Độ biến động thị trường có thể bắt nguồn từ tỷ lệ thất nghiệp bởi đây là một chỉ báo chậm và phản ánh những thay đổi đã diễn ra trong tình trạng kinh tế của một quốc gia. Tầm quan trọng của tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa được nhấn mạnh dù cho đây là một chỉ báo quan trọng về tình trạng kinh tế của một quốc gia.

Một trader ngoại hối có thể đầu tư dựa vào tỷ lệ thất nghiệp theo ba cách dưới đây:

  • Thấp hơn dự đoán – Tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia thấp hơn dự đoán đặc trưng là sự gia tăng số lượng lao động tạo ra thu nhập và chi tiêu cho tiêu dùng. Đôi khi việc này đồng nghĩa với lạm phát, dẫn đến sự tăng lãi suất. Tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia giảm là một chỉ báo tích cực, cho thấy rằng nền kinh tế của quốc gia đó đang tăng cường, thúc đẩy cơ hội đầu tư sinh lời.
  • Cao hơn dự đoán – Tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia cao hơn dự đoán sẽ dẫn đến việc tiêu dùng giảm, thu nhập thấp hơn và hoạt động kinh tế giảm. Khi đó, chính phủ có thể kích thích nền kinh tế bằng cách áp dụng các chính sách tài khóa, gia tăng nhu cầu về trợ cấp thất nghiệp và thuê người lao động làm việc cho các dự án vì cộng đồng. Khi một quốc gia phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các trader ngoại hối có xu hướng tìm kiếm cơ hội bán ra.
  • Thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – Theo lý thuyết về Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tình trạng thất nghiệp không kéo dài bởi nó gia tăng lạm phát. Nếu tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống dưới 5,5%, Cục Dự trữ Liên bang có thể tăng lãi suất quỹ liên bang để điều chỉnh tăng trưởng kinh tế.

Khi dựa vào tỷ lệ thất nghiệp để giao dịch ngoại hối, dữ liệu so sánh theo từng năm thường đem lại hiệu quả cao nhất vì những dữ liệu trong khoảng thời gian ngắn sẽ không thể hiện chính xác xu hướng thất nghiệp thực tế.

Tăng trưởng kinh tế và sản lượng

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dữ liệu hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, đo lường sản lượng và hàng hóa sản xuất ra, phản ánh nền kinh tế của một quốc gia. Tóm lại, đây là chỉ số báo hiệu cho các nhà đầu tư tài chính và kinh tế học về tổng quan tình hình sức khỏe và tiềm năng tăng trưởng nền kinh tế của một quốc gia. Tại Mỹ, GDP chủ yếu liên quan đến tiêu dùng, xuất khẩu ròng, chi tiêu chính phủ và đầu tư.

Tiêu dùng bao gồm các chi phí như nhiên liệu, thực phẩm, tiền thuê nhà và chi tiêu cá nhân. Xuất khẩu ròng được tính bằng cách lấy tổng kim ngạch xuất khẩu cuối cùng trừ đi tổng nhập khẩu, trong đó nền kinh tế năng suất hơn có giá trị xuất khẩu cao hơn.

Chi tiêu của chính phủ bao gồm các khoản đầu tư của chính phủ, tiền lương của nhân viên chính phủ cùng với các phúc lợi của chương trình xã hội và quốc phòng. Cuối cùng, các khoản đầu tư liên quan đến chi phí kinh doanh thực tế, bao gồm mua thiết bị mới, trung tâm sản xuất hoặc hộ gia đình đầu tư vào tài sản.

Dưới đây là ba phản ứng thực tế mà một trader ngoại hối thường có khi đọc chỉ số GDP:

  1. Khi GDP thấp hơn dự đoán thường xảy ra tình trạng bán tháo một đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác.
  2. Khi GDP cao hơn dự đoán, đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ và thúc đẩy cơ hội sinh lời.
  3. Nếu Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia nằm trong mức dự đoán của quốc gia đó, các trader có thể cần phải so sánh số liệu của các quý và năm trước đó để hiểu rõ tình trạng kinh tế của đồng nội tệ.

 Lãi suất

Lãi suất là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối. Lãi suất được quy định bởi bất kỳ ngân hàng trung ương nào trong số tám ngân hàng trung ương toàn cầu. Tám ngân hàng trung ương chính bao gồm:

  • Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Mỹ)
  • Ngân hàng Trung ương Châu Âu (EUR)
  • Ngân hàng Dự trữ Úc (AUD)
  • Ngân hàng Dự trữ New Zealand (NZD)
  • Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (CHF)
  • Ngân hàng Canada (CAD)
  • Ngân hàng Anh (GBP)
  • Ngân hàng Nhật Bản (JPY)

Các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để chống lạm phát. Mặt khác, khi một ngân hàng trung ương giảm lãi suất, họ sẽ khuyến khích cho vay và đổ tiền vào nền kinh tế. Các trader hiểu rõ các chỉ số kinh tế như Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Tỷ lệ có việc làm, Thị trường nhà ở, Thị trường tín dụng thứ cấp và Chi tiêu tiêu dùng, thường phỏng đoán tốt hơn hướng đi của các ngân hàng trung ương.

Các trader ngoại hối thường xây dựng các phương pháp giao dịch dựa vào thông báo quan trọng của ngân hàng trung ương liên quan đến những thay đổi đối với chính sách tiền tệ (theo dõi lịch kinh tế) hoặc thông qua phân tích dự báo tiền tệ.

Không phải tất cả các thay đổi về lãi suất đều là cố định, đôi khi có những thay đổi về lãi suất được quy định bất ngờ. Khi lãi suất được điều chỉnh bất ngờ, các trader ngoại hối cần nhanh chóng hành động để tận dụng tâm lý thị trường trước thị trường chững lại. Nếu một ngân hàng trung ương tăng lãi suất, sẽ tạo ra cơ hội đầu tư sinh lời và khiến đồng nội tệ của quốc gia đó tăng giá. Nếu ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất, các trader có xu hướng mua và bán các loại tiền tệ với lãi suất cao hơn.

Những vấn đề toàn cầu

Tác động chính trị

Cuộc bầu cử chính trị của một quốc gia có những ảnh hưởng nhất định đối với thị trường ngoại hối. Một quốc gia có nền chính trị bất ổn sẽ đối mặt với nhiều biến động về giá trị đồng nội tệ hay chủ yếu tập trung vào những thay đổi chính trị về chính sách tiền tệ hoặc tài khoá. Cụ thể, các đảng phái chính trị và những ứng cử viên thành công về mặt tài chính hoặc thể hiện được lòng cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thường có tác động tích cực lên giá trị của đồng nội tệ quốc gia đó. Trong một số trường hợp khác, các sự kiện chính trị có ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường ngoại hối như là những vụ bê bối tham nhũng hay biểu quyết bất tín nhiệm.

Tác động môi trường

Những thiên tai như lốc xoáy, bão, sóng thần, cháy rừng, động đất và lũ lụt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiền tệ, cơ sở hạ tầng và cả nhuệ khí của một quốc gia. Thảm hoạ kinh tế tàn phá cơ sở hạ tầng (chủ thể xương sống của nền kinh tế một đất nước), làm giảm sản lượng kinh tế, niềm tin và chi tiêu tiêu dùng, đồng thời hầu như luôn tác động trái chiều đến đồng tiền nội tệ của quốc gia đó.           

Tác động của chiến tranh

Chiến tranh giữa các quốc gia có thể ảnh hưởng lớn đến tiền tệ và cơ sở hạ tầng của những nước liên quan, đồng thời kìm hãm điều kiện kinh tế trong nhiều năm. Tương tự như thiên tai, tương lai nền kinh tế và nhuệ khí của các quốc gia tham gia chiến tranh phải đối mặt với nhiều bất ổn.

Chẳng hạn như khả năng kinh tế ngắn hạn của các nước tham chiến suy giảm đáng kể, trong khi các khoản bồi thường sau chiến tranh cũng đầy bất định. Các quốc gia tái thiết sau chiến tranh được yêu cầu tài trợ vốn với lãi suất thấp hơn, làm giảm giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó. Với tình hình chiến tranh hỗn loạn, các nước tham chiến có xu hướng biến động tiền tệ nhiều hơn những nước không tham gia chiến tranh.

Cán cân thương mại

Cán cân thương mại giữa các quốc gia có thể tăng giá hoặc giảm giá đồng tiền của quốc gia đó. Ví dụ, đồng tiền của các quốc gia đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lớn tăng giá trị. Ví dụ, giá trị tiền tệ của các quốc gia đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lớn sẽ tăng lên. Trong khi đó, các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hơn nhập khẩu sẽ tích lũy thâm hụt thương mại làm giảm nhu cầu về tiền tệ của nước đó (đổi nội tệ lấy ngoại tệ của quốc gia khác và thu mua hàng hóa nước ngoài), dẫn tới mất giá đồng nội tệ.

Tỷ lệ lạm phát

Biến động của lạm phát thị trường khiến tỷ giá hối đoái thay đổi. Các quốc gia có lạm phát cao hơn mất giá tiền tệ, vấn đề này sẽ được giải quyết ngay sau khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi các quốc gia có tỷ lệ lạm phát giảm, đồng tiền của quốc gia đó có xu hướng tăng giá, thúc đẩy cơ hội giao thương tiềm năng.

Những yếu tố tác động đến thị trường ngoại hối theo giai đoạn

Thị trường ngoại hối được thúc đẩy bởi sức mạnh và viễn cảnh kinh tế của các quốc gia. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối theo từng giai đoạn:

Các yếu tố quyết định ngắn hạn

  • Biến động
  • Lãi suất
  • Giá cả hàng hóa
  • Niềm tin tiêu dùng

Các yếu tố quyết định trung hạn

  • Lợi suất trái phiếu
  • Tăng trưởng kinh tế
  • Viễn cảnh chính trị
  • Thâm hụt thương mại
  • Tỷ lệ thất nghiệp
  • Chính sách tài khóa và tiền tệ

Các yếu tố quyết định dài hạn

  • Sức mua
  • Cán cân thương mại
  • Tổng sản phẩm quốc nội

Chiến tranh và thảm họa môi trường có những tác động lâu dài ảnh hưởng ngay lập tức đến giá trị tiền tệ của quốc gia có liên quan, khiến thị trường ngày càng biến động và bất ổn.

Xem thêm: Thông tin chứng khoán: Cổ phiếu Intel sẽ ở đâu trong 10 năm tới?

Kết luận

Những trader nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng ở trên, mối quan hệ giữa chúng và thị trường ngoại hối đúng lúc sẽ thu lời tối đa. So với các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối là thị trường phát triển nhanh nhất, có tính thanh khoản cao nhất và sở hữu khối lượng giao dịch hàng ngày lớn gấp 25 lần so với tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới cộng lại.

Vân Anh – Theo financemagnates.com

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI