Trang chủChứng khoán4 tín hiệu đỏ với tương lai của Twitter Trung Quốc -...

4 tín hiệu đỏ với tương lai của Twitter Trung Quốc – Weibo

Cafeforexvn – Gã khổng lồ mạng xã hội Trung Quốc phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong thời gian tới.

Những điểm chính

  • Cổ phiếu của Weibo khá rẻ so với mức tăng trưởng của công ty.
  • Weibo phải đối mặt với nhiều thách thức trong ngắn hạn.
  • Những điểm yếu rõ ràng khiến cổ phiếu công ty trở thành một cái bẫy giá trị hơn là một món hời.

Bốn tín hiệu đỏ với tương lai của Twitter Trung Quốc – Weibo

Weibo, một công ty truyền thông xã hội của Trung Quốc thường được so sánh với Twitter, nhìn qua có vẻ là một cổ phiếu tăng trưởng bị định giá thấp. Nền tảng micro blog của công ty này đã phục vụ 573 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trong quý trước, tăng 12% so với một năm trước, trong khi doanh thu tăng 39% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2021.

Các nhà phân tích kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận của Weibo sẽ tăng lần lượt 33% và 29% trong cả năm. Mức tăng này khả quan hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng trong suốt trận đại dịch năm ngoái, nhưng cổ phiếu của công ty có vẻ khá rẻ với giá chỉ gấp 9 lần lợi nhuận trước đó và khoảng 3 lần doanh thu năm sau. Thật không may, có 4 tín hiệu đỏ cho thấy cổ phiếu Weibo có thể là một cái bẫy giá trị.

Bốn tín hiệu đỏ với tương lai của Twitter Trung Quốc - Weibo

  1. Sự tư nhân hóa của Sina

Sina, một trong những công ty internet lâu đời nhất của Trung Quốc, đã tách Weibo ra bằng một đợt IPO vào năm 2014. Tuy nhiên, Sina vẫn duy trì phần lớn cổ phần có quyền biểu quyết tại Weibo và kiếm được đa phần doanh thu từ mạng xã hội này.

Vào đầu năm 2021, Sina đã chuyển sang chế độ nội bộ và hủy niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn NASDAQ. Thỏa thuận sáp nhập trị giá 2,6 tỷ USD giữa Sina với New Wave, một công ty mẹ thuộc sở hữu của CEO Sina, được cho là đã định giá thấp Weibo và dường như không mang lại bất kỳ giá trị nào cho các mảng kinh doanh khác của Sina.

Vào thời điểm tư nhân hóa, Sina vẫn sở hữu 44,9% cổ phần của Weibo, mang lại cho họ 71% quyền biểu quyết trong công ty. Weibo có vốn hóa thị trường gần 12 tỷ USD vào ngày Sina hủy niêm yết cổ phiếu, vì vậy 44,9% cổ phần của công ty trị giá hơn 2,6 tỷ USD.

Các nhà đầu tư của Sina không thể chặn thỏa thuận với mức định giá thấp cố ý này vì New Wave cũng nắm giữ đa số cổ phần biểu quyết tại Sina. Việc hủy niêm yết đó đã ảnh hưởng mạnh đến rất nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ, những người đã coi Sina là một trò chơi đầu cơ chênh lệch giá với Weibo. Nó cũng làm dấy lên tin đồn rằng Weibo có thể chuyển sang chế độ nội bộ với mức chiết khấu cao và cho thấy rõ khả năng kiểm soát yếu ớt của các nhà đầu tư nước ngoài của Weibo đối với Sina.

  1. Vụ IPO ở Hong Kong đáng thất vọng của Weibo

Weibo đã phủ nhận những tin đồn tư nhân hóa đó vào tháng 7 và việc IPO ở Hồng Kông vào tháng 12 cho thấy công ty này vẫn muốn tiếp tục được giao dịch công khai.

Thật không may, đợt IPO của Weibo tại Hồng Kông không gây ấn tượng với nhiều nhà đầu tư. Mức định giá cổ phiếu ban đầu là 272,80 đô la Hồng Kông (34,98 USD), nhưng cổ phiếu đã đóng cửa ở mức 253,20 HKD (32,47 USD) vào ngày giao dịch đầu tiên và hiện chỉ có giá trị khoảng 225 HKD (28,85 USD). Đợt IPO thất bại đó cho thấy các nhà đầu tư Trung Quốc cũng không quá lạc quan về tương lai của Weibo.

  1. Thương vụ thoái vốn lớn của Alibaba

Alibaba đã mua 18% cổ phần của Weibo ngay sau khi IPO vào năm 2014. Cổ phần đó đã tăng lên 29,6% vào tháng 9 năm 2021, biến Alibaba trở thành bên liên quan lớn thứ hai của công ty sau Sina.

Trong nhiều năm, cổ phần của Alibaba tại Weibo đã làm dấy lên suy đoán rằng gã khổng lồ thương mại điện tử và điện toán đám mây có thể mua lại công ty truyền thông xã hội này. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy Alibaba có thể đã bán cổ phần đó cho công ty truyền thông được nhà nước hậu thuẫn là Tập đoàn Truyền thông Thượng Hải (Shanghai Media Group).

Động thái thoái vốn của Alibaba đó có lẽ để xoa dịu các cơ quan quản lý chống độc quyền và giảm sự giám sát của chính phủ đối với các khoản đầu tư liên quan đến truyền thông của mình. Tencent gần đây cũng đã có hành động nhượng bộ tương tự bằng cách thoái vốn đầu tư tại trang thương mại điện tử khổng lồ JD.com.

Tin đồn thoái vốn của Alibaba đã bật đèn đỏ cho Weibo vì hai lý do: Việc cổ phần nằm trong tay một công ty truyền thông được nhà nước hậu thuẫn có thể dẫn đến các hạn chế kiểm duyệt chặt chẽ hơn đối với mạng xã hội, đồng thời cũng làm giảm khả năng tích hợp Weibo vào các nền tảng của Alibaba trong tương lai.

Trước đây, Weibo đã dẫn hướng người dùng của mình đến các sàn thương mại điện tử thuộc Alibaba và sử dụng ví điện tử AliPay (từ Ant Group, một nhánh của Alibaba) cho nền tảng Weibo Payments. Việc loại bỏ các tính năng đó có thể gây hại cho cả hai công ty.

  1. Những trở ngại về quy định

Trung Quốc hiện đang áp đặt bàn tay sắt lên các công ty công nghệ hàng đầu nước này và Weibo cũng không ngoại lệ. Giám đốc quan hệ công chúng của công ty đã bị bắt vào tháng 8 với cáo buộc hối lộ và Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) gần đây đã phạt Weibo 3 triệu nhân dân tệ (471.031 USD) vì những cáo buộc mơ hồ về nội dung không phù hợp.

Số tiền này không thấm gì với một công ty dự kiến sẽ đạt doanh thu 2,25 tỷ USD trong năm nay, nhưng điều đó cho thấy chính phủ sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ và kiểm duyệt nội dung của Weibo. Sự giám sát đó có thể còn tăng lên đáng kể nếu Alibaba bán cổ phần của mình cho Tập đoàn Truyền thông Thượng Hải.

Trước đây, Weibo đã chi rất nhiều tiền để phát triển các thuật toán AI và thuê các nhóm kiểm duyệt để theo dõi nội dung trên mạng xã hội của mình theo thời gian thực. Nếu chính phủ Trung Quốc muốn Weibo thực hiện các tiêu chuẩn kiểm duyệt chặt chẽ hơn nữa, chi phí hoạt động của công ty có thể tăng cao và làm giảm mức tâng trưởng lợi nhuận.

Ngay cả khi Weibo vượt qua được những thách thức về quy định ở Trung Quốc, công ty này vẫn cần phải giải quyết các mối đe dọa bị hủy niêm yết ở Hoa Kỳ, nơi các cơ quan quản lý chứng khoán đã thắt chặt các yêu cầu kiểm toán dành cho công ty nước ngoài.

Tham khảo thêm:

Cổ phiếu của Weibo rẻ vì những lý do rõ ràng

Ban đầu, Weibo có vẻ là một giải pháp thay thế hấp dẫn cho Twitter và các công ty truyền thông xã hội khác của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quá nhiều thách thức phải đối mặt trong ngắn hạn đã kéo giá cổ phiếu của công ty xuống. Các nhà đầu tư nên đợi những khó khăn này qua đi trước khi coi cổ phiếu Weibo như một món hời đáng để đầu tư.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI