Trang chủBài cần sửa SEO5 lầm tưởng về lạm phát

5 lầm tưởng về lạm phát

5 lầm tưởng về lạm phátCafeforexvn – Tình trạng lạm phát đang nằm ngoài kiểm soát. Ban đầu, chính phủ cố gắng thuyết phục người dân rằng đây không phải vấn đề mà chỉ là một tình trạng tạm thời do virus corona gây ra (như thể virus làm tăng nguồn cung tiền). Nhưng hiện tại, lạm phát không còn là nhất thời nữa. Gần đây Jerome Powell đã thừa nhận rằng cần ngưng cách nói đó. Thay vao đó, chiến lược của họ là thuyết phục người dân rằng sự tăng giá là “có lợi” và nền kinh tế lớn hơn. Bạn có thể tự mình xác thực xem điều đó có đúng không.

5 lầm tưởng về lạm phát

Sự thật là chính phủ liên bang cần lạm phát. Điều này tùy thuộc vào lượng tiền được in bởi Cục dự trữ Liên bang để hỗ trợ chiến lược lập ngân sách vay và chi tiêu. Nếu không có hoạt động gây lạm phát của Fed, chính phủ không thể có đủ ngân sách cho thói quen chi tiêu mất kiểm soát. Nhưng các chính trị gia không muốn người dân biết rằng họ đang bị đánh thuế lạm phát, vì vậy chính quyền ngụy tạo các lầm tưởng về lạm phát để người dân cảm thấy thấy lạm phát là tốt.

Sau đây là năm 5 lầm tưởng về lạm phát được truyền bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng vào cuối năm. Thomas Anderson đã tổng hợp các lầm tưởng này và đăng chúng trên nhóm Facebook Passant Gardant.

Lầm tưởng 1 – Lạm phát chỉ đơn giản là sự tăng giá

Lầm tưởng này đang cố định nghĩa lại sự làm phát. Khi phân tích lạm phát, các chính trị gia và chuyên gia thường nói về sự tăng giá của hàng hóa, được đo lường bởi chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index – CPI). Tuy nhiên đây chỉ là một biểu hiện của lạm phát. Bản thân lạm phát có ý nghĩa thật sự là sự tăng nguồn cung tiền.

Nếu nguồn cung tiền tăng và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương đối ổn định, người dân có nhiều tiền hơn để mua cùng một số lượng hàng hóa. Điều này có nghĩa giá tăng là vì người dân bỏ tiền mua số lượng hạn chế hàng hóa với số lượng tiền dư của họ.

Tóm lại, giá cả tăng không làm lạm phát. Chính lạm phát làm giá cả tăng.

Chính phủ cố tình thay đổi định nghĩa để phục vụ mục đích của họ. Các thông tin bạn nghe thấy ngày nay không gì khác hơn là những tuyên truyền từ chính phủ. Đây là cách để họ che giấu trách nhiệm khi giá cả tăng, và sự che giấu này dẫn đến những lầm tưởng khác sau đó.

Lầm tưởng 2 – Tiền lương tăng gây ra lạm phát

Bạn không cần phải lo lắng vì lạm phát. Giá cả tăng vì lương của bạn cũng đang tăng. Lương tăng nên lạm phát xảy ra.

Lầm tưởng này hoàn toàn trái ngược với thực tế. Lương tăng là một dấu hiệu, không phải nguyên nhân gây lạm phát. Sau cùng, lương cũng thể hiện cho giá của một loại hàng hóa – đó là sức lao động. Và như đã giải thích ở trên, khi giá của hàng hóa tăng, đó là biểu hiện của lạm phát.

Lương thật sự được tăng khi lạm phát xảy ra, nhưng độ tăng của lương thường chậm hơn độ tăng của hàng hóa và dịch vụ. Hiện tại, CPI chính thức đang tăng gần 6% trong khi thu nhập trung bình theo giờ chỉ tăng 4.8%.

Kể cả khi bạn chấp nhận định nghĩa của truyền thông về lạm phát, lầm tưởng này cũng không gì khác một sự dư thừa. Nó không khác gì bạn nói rằng giá cả tăng gây tăng giá cả. Như Anderson nói, điều này chẳng có nghĩa gì.

Lầm tưởng 3 – Lạm phát là do giá dầu tăng cao

Giá dầu đã tăng đột biến trong năm nay. Và giá dầu tăng làm ảnh hưởng nền kinh tế, Khi giá năng lượng tăng cao, chi phí sản xuất và vận tải tăng theo, do đó làm tăng giá hàng hóa.

Tuy nhiên, hậu quả của lạm phát không thể gây ra lạm phát. Giá cả tăng cao không phải nguyên nhân của giá cả tăng. Câu hỏi bạn cần đặt ra là tại sao giá dầu lại tăng cùng với giá của mọi thứ khác?

Tất nhiên chính quyền Biden có những chính sách áp lực lên giá dầu. Và sẽ có sự tương quan giữa cung và cầu. Nhưng bạn cần đào sâu hơn để tìm thấy nguyên nhân gốc rễ khi có sự tăng giá chung trên mọi lĩnh vực. Đó chính là do sự tăng của nguồn cung tiền. Như Milton Friedman cho biết :”Lạm phát luôn luôn là một hiện tượng tiền tệ.”

Lầm tưởng 4 – Kinh tế tăng trưởng gây ra lạm phát, và điều này có lợi!

Như Anderson đề cập :”Đây là lời nói dối độc ác của các chính trị gia và ngân hàng trung ương, những người không muốn nhận trách nhiệm vì lạm phát cao.”

Trong thực tế, nền kinh tế phát triển thật sự có xu hướng làm giảm giá hàng hóa. Khi năng lượng sản xuất tăng và công nghệ phát triển, các công ty sẽ sản xuất được nhiều hơn với chi phí thấp hơn. Do đó giá cả giảm. Tăng trưởng kinh tế làm tăng số lượng hàng hóa và dịch vụ sẵn có. Điều này gây ra hiệu ứng giảm phát – không phải lạm phát. Bạn hãy nhìn vào giá cả ở những ngành tăng trưởng tốt so với giá cả ở những ngành tăng trưởng chậm. Giá của máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị giải trí gia đình và những ngành tăng trưởng tốt đều giảm mạnh trong những thập kỷ vừa qua. Trong khi đó, những ngành chững lại như giáo dục, năng lượng, y tế và thực phẩm đã liên tục tăng giá.

Cần nhắc lại, lạm phát giá cả chung xảy ra khi bạn có nhiều tiền hơn để mua cùng một số lượng hàng hóa (hoặc ít hơn). Điều này chính xác là những gì xảy ra trong đại dịch. Sản xuất bị đình trệ vì chính phủ đóng cửa các ngành kinh tế. Trong khi đó, Fed in hàng nghìn tỷ $ từ không khí và chính phủ liên bang liên tục cấp cho người dân. Người Mỹ ngừng sản xuất nhưng tiếp tục chi tiêu. Đó chính là hiện tượng nhiều tiền nhưng ít hàng hóa. Và điều này không có lợi cho bạn. Khi giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ tăng, điều đó nghĩa là chi phí sống tăng lên và chất lượng sống giảm xuống đối với tất cả mọi người.

Lầm tưởng 5 – Lãi suất thấp gây ra lạm phát

Điều này gần với sự thật, nhưng không phải sự thật.

Lãi suất là giá của tiền. (Điều này làm đơn giản hóa mọi thứ một cách đáng kể. Thời gian cũng là một yếu tố của lãi suất, nhưng cách giải thích đơn giản này phù hợp với mục đích của chúng tôi.) Cụ thể hơn, trong hệ thống tiền tệ, lãi suất là giá của tín dụng. Trong một thị trường không có sự chi phối của chính phủ và ngân hàng trung ương, lãi suất tăng và giảm dựa trên nhu cầu tiền tệ. Khi mọi người muốn tiêu dùng và có nhu cầu tín dụng, lãi suất tăng. Khi lãi suất tăng, mọi người có xu hướng tiết kiệm thay vì vay mượn. Khi tiền tiết kiệm trở nên dư thừa, lãi suất sẽ giảm. Khi lãi suất giảm, nhu cầu vay lại tăng lên thay vì tiết kiệm. Trong một thị trường tự do, lãi suất sẽ tìm được điểm cân bằng và tự điều chỉnh theo nền kinh tế.

Nhưng đây mới là vấn đề: chúng ta không sống trong thế giới tự do, mà đang bị chính phủ và ngân hàng trung ương chi phối lãi suất. Cục dự trữ Liên bang điều chỉnh các mức lãi suất để “kích thích” nền kinh tế trong khủng hoảng. Lãi suất thấp giả tạo này gây ra lạm phát vì họ khuyến khích việc vay tiền quá mức. Trong một hệ thống ngân hàng dự trữ phân đoạn, điều này nghĩa là tạo ra tiền. Và như chúng ta đã biết, tăng nguồn cung tiền là định nghĩa chính xác của lạm phát.

Điều này dẫn đến sự phân bổ sai các nguồn lực và làm méo mó nền kinh tế. Lẽ đương nhiên, hệ quả là giá cả tăng lên.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Tất cả những lầm tưởng này được tạo ra để đánh lừa bạn nghĩ rằng lạm phát không phải một vấn đề, hoặc nếu là một vấn đề thì thực sự không ai có thể giải quyết nó. Điều này chính là lầm tưởng lớn nhất. Thực sự thì chính phủ và ngân hàng trung ương có thể giải quyết nó – bằng cách ngừng tạo ra tiền từ không khí.

Đây là sự thật về lạm phát: sự tăng giá cả chung luôn luôn được gây ra bởi sự tăng nguồn cung tiền tệ tương đối so với số lượng hàng hóa và dịch vụ sẵn có của nền kinh tế.

Đừng sa đà vào những lầm tưởng!

Việt Hản

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI