Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiDầu thô trượt thêm 6%, giảm tuần thứ tư liên tiếp

Dầu thô trượt thêm 6%, giảm tuần thứ tư liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày 17 tháng 6 giá dầu giảm khoảng 6% xuống mức thấp nhất trong 4 tuần do lo ngại về việc các ngân hàng trung ương lớn tăng lãi suất có thể làm chậm đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Bối cảnh này có thể khiến người tiêu dùng hướng tới cắt giảm nhu cầu.

Dầu thô trượt thêm 6%, giảm tuần thứ tư liên tiếp

Dầu thô trượt thêm 6%, giảm tuần thứ tư liên tiếp

Xem thêm: OPEC+ đồng ý tăng nguồn cung để giảm giá dầu thô

Ngoài ra, một lý do khác cũng khiến gía dầu hạ nhiệt là sức ép từ đồng bạc xanh. Đồng đô la Mỹ trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2002 so với các đồng tiền trong rổ tiền tệ, khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Dầu Brent giao sau giảm 6,69 USD, tương đương 5,6%, xuống 113,12 USD / thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 8,03 USD, tương đương 6,8% xuống 109,56 USD.

Đó là mức chốt phiên thấp nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 20 tháng 5 và thấp nhất đối với WTI kể từ ngày 12 tháng 5. Đây cũng là mức giảm tỷ lệ phần trăm trong ngày lớn nhất đối với dầu Brent kể từ đầu tháng 5 và lớn nhất đối với dầu WTI kể từ cuối tháng 3.

Trong tuần, giá dầu Brent tương lai giảm lần đầu tiên sau 5 tuần, trong khi dầu WTI giảm lần đầu tiên sau 8 tuần.

Thứ hai tuần tới, thị trường Mỹ sẽ tạm nghỉ giao dịch trong ngày lễ.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty dữ liệu và phân tích OANDA cho biết: “Giá dầu thô giảm khi đồng đô la Mỹ tăng, Nga báo hiệu xuất khẩu dầu sẽ tăng trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng”.

Chỉ số USD tăng từ mức cao nhất kể từ năm 2002 vào thứ Tư, giảm bớt áp lực đi xuống đối với giá dầu. Đồng bạc xanh mạnh hơn khiến giá dầu định giá bằng đô la Mỹ trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, làm giảm nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.

Các nhà đầu tư hiện vẫn tập trung vào nguồn cung thắt chặt và nhu cầu mạnh mẽ do các lệnh trừng phạt của phương Tây hạn chế khả năng tiếp cận dầu của Nga. Ngoài ra, thế giới vẫn kỳ vọng và lạc quan vào nhu cầu dầu phục hồi của Trung Quốc sau khi các biện pháp phong toả được gỡ bỏ.

Số liệu cũng cho thấy dự trữ dầu thô và các sản phẩm chưng cất của Mỹ cũng tăng lên trong tuần trước, trong khi dự trữ xăng bất ngờ giảm giữa bối cảnh Mỹ đang bước vào mùa lái xe mùa hè.

Cùng với đó, báo cáo của EIA còn chỉ ra rằng có vẻ như những người lái xe trên khắp thế giới đã chấp nhận mức giá nhiên liệu đường bộ cao kỷ lục hiện tại.

Các ngân hàng trung ương đã nhanh chóng nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời kỳ đại dịch để tránh suy thoái, hiện đang phải thắt chặt để chống lạm phát.

Ngay trong đêm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tăng lãi suất thêm 3/4 điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994, giá giảm hơn 2% và kéo dài thêm nhiều phiên hạ nhiệt.

Dầu thô trượt thêm 6%, giảm tuần thứ tư liên tiếp

Liên quan đến nhu cầu dầu trong bối cảnh nhiều biến động hiện nay, trang Fxstreet đã có bài nhận định “Nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến ​​sẽ chậm lại vào năm 2023”.

Chúng ta có thể kỳ vọng kịch bản nào cho dầu thô dựa trên bối cảnh địa chính trị, dự báo của OPEC và kho dự trữ dầu từ số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ?

Bối cảnh địa chính trị

Trong tuần này, giá dầu thô đã phục hồi vào thứ Ba, do lo ngại về nguồn cung vượt lên cầu. Lý do đầu tiên là hoạt động sản xuất ở Libya gần như ngừng hoạt động và quốc gia này đang xảy ra căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn.

Bộ trưởng Dầu mỏ Libya Mohammed Aoun cho biết hiện quốc gia này đang thiếu hụt sản lượng khai thác dầu ở mức 1,1 triệu thùng / ngày và hầu hết các mỏ dầu đều đang trong tình trạng đóng cửa.

Dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ

Dự trữ dầu thô thương mại hàng tuần của Mỹ tăng hơn 1,845 triệu thùng trong khi con số dự báo được cho là ở mức âm (-1,8 triệu thùng), theo số liệu vừa được công bố hôm thứ Ba của Viện Dầu mỏ Mỹ (API).

Khái quát đôi nét nền kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới năm nay, vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhiên liệu hóa thạch, vẫn còn nhiều bất ổn theo như nhận định của OPEC trong một báo cáo mới đây về triển vọng thị trường nửa cuối năm. Quý đầu tiên của năm cho thấy xu hướng tăng trưởng suy yếu trong bối cảnh giá cả hàng hóa leo thang chóng mặt và đại dịch bùng phát, phủ bóng đen lên nhiều quốc gia. Những biện pháp hạn chế khiến kinh tế bị kìm hãm và nhu cầu hạn chế, đặc biệt là tại những đầu tàu kinh tế như Trung Quốc.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI