Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủChứng khoánNhà đầu tư có thể ngừng hoài nghi bộ phận đám mây...

Nhà đầu tư có thể ngừng hoài nghi bộ phận đám mây của Google

Với sự hỗ trợ của toàn thể Alphabet, Google Cloud có cơ hội tốt để trở thành một doanh nghiệp lớn.

Nhà đầu tư có thể ngừng hoài nghi bộ phận đám mây của Google vì hai lý do sau đây

Nhà đầu tư có thể ngừng hoài nghi bộ phận đám mây của Google vì hai lý do sau đây
Nhà đầu tư có thể ngừng hoài nghi bộ phận đám mây của Google vì hai lý do sau đây

Xem thêm: Thuật toán tìm kiếm mới cho năm 2021 sắp có trên Google

Alphabet (GOOGL) có vẻ như đương nhiên sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh đám mây – nhưng bằng cách nào đó, cơ hội đã vụt mất. Mảng kinh doanh đám mây của Alphabet đã thua trong các cuộc chiến đám mây ban đầu và hiện nay đã kém hơn đáng kể so với AWS của Amazon và Azure của Microsoft. Do đó, nhiều nhà đầu tư cảm thấy Alphabet đã mất khả năng xây dựng một doanh nghiệp đám mây lớn. Tuy nhiên, sau đây là hai lý do hoạt động kinh doanh đám mây của Google có thể được cải thiện và tạo ra lợi nhuận một ngày nào đó.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, Google đã không đến muộn bữa tiệc điện toán đám mây – công ty đã phát triển kinh doanh đám mây tương đối sớm. Google đã ra mắt Google App Engine (GAE) vào năm 2008, chỉ hai năm sau khi Amazon phát triển Amazon Web Services (AWS). Một số người thậm chí còn coi GAE là vượt trội hơn AWS về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, AWS đã chiến thắng trong các cuộc chiến giành thị phần lúc ban đầu. Và có lẽ lý do quan trọng nhất khiến GAE thua trước AWS là nhiều nhà phát triển đã không cảm thấy Alphabet muốn cam kết xây dựng một doanh nghiệp đám mây.

1. Xu hướng đa đám mây

Trong những ngày đầu của điện toán đám mây, hầu hết khách hàng chỉ chọn một nhà cung cấp. Tuy nhiên, không gian đám mây đã thay đổi trong những năm gần đây từ các công ty chỉ dựa vào một đám mây duy nhất sang các công ty sử dụng nhiều đám mây cùng lúc. Theo một cuộc khảo sát về người dùng đám mây công cộng của Gartner vào năm 2020, 81% người được hỏi đã sử dụng hai nhà cung cấp trở lên. Và việc sử dụng các đám mây khác nhau đang tăng lên vì một số lý do.

Đầu tiên, sử dụng nhiều đám mây giúp giảm nguy cơ khi một nhà cung cấp bị ngừng hoạt động. Không công ty nào muốn hoạt động kinh doanh của mình bị gián đoạn do dịch vụ bị tắt. Do đó, môi trường đa đám mây có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh; nếu một đám mây bị lỗi, công ty có thể nhanh chóng chuyển sang đám mây khác.

Thứ hai, kể từ khi Microsoft phát triển thành công hệ điều hành Windows độc quyền vào những năm 1990, các công ty đã không chấp nhận việc chỉ dựa vào một nhà cung cấp duy nhất cho một phần mềm thiết yếu. Google hiểu rằng các công ty không muốn bị bó buộc trong một đám mây duy nhất và đã cấu trúc nền tảng của mình để trao quyền cho các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phần mềm mới và chạy chúng trên bất kỳ đám mây nào họ chọn.

Với định hướng đó, Alphabet có những dịch vụ tốt nhất mà người dùng có thể trả tiền để sử dụng trên bất kỳ đám mây nào. Một ví dụ điển hình là việc khách hàng có thể chạy phân tích BigQuery của Google trên dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ Amazon S3 hoặc Azure blob. Tóm lại, Alphabet vẫn có thể tạo ra doanh thu từ những công ty sử dụng các dịch vụ đám mây khác.

2. Bảo mật là điểm khác biệt lớn của Google

Khách hàng đám mây đã quan tâm nhiều hơn đến bảo mật kể từ sau vụ tấn công mạng Solarwinds nhằm vào các cơ quan chính phủ liên bang Mỹ hồi năm 2020.

Đồng thời với những lo lắng ngày càng lớn về bảo mật sau sự cố Solarwinds, Forrester Research đã phát hành một báo cáo vào cuối năm 2020 nêu tên Google Cloud là công ty dẫn đầu về bảo mật Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS). Trong một hội nghị gần đây của Deutsche Bank, CEO Google Cloud, Thomas Kurian, đã tuyên bố các công cụ và bảo mật đám mây của Google là điểm khác biệt lớn của công ty để thu hút sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng.

Alphabet tin tưởng vào vấn đề bảo mật nhiều đến mức họ có ý định mua lại công ty bảo mật Mandiant (MNDT). Với thương vụ này, Google Cloud sẽ có một công cụ mà các đối thủ lớn hơn không có. Mandiant, trước đây là FireEye, là công ty đầu tiên phát hiện ra vụ hack Solarwinds.

Nhà đầu tư vẫn nghi ngờ về Google Cloud

Nhà đầu tư vẫn nghi ngờ về Google Cloud

Các nhà đầu tư vẫn hoài nghi. Ba năm lãnh đạo của Kurian vẫn chưa giúp Google Cloud thu hẹp khoảng cách về thị phần với AWS hay Azure, điều mà các nhà đầu tư muốn thấy. Bên cạnh đó, Google Cloud cũng vẫn chưa có lợi nhuận. Tuy nhiên, tin tốt là Google Cloud đang tăng trưởng gần 50% mỗi năm trong một thị trường mà các chuyên gia trong ngành kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 19,1% từ nay đến năm 2028. Con số này cho thấy công ty đang chiếm thị phần từ các đối thủ khác.

Alphabet cũng đang đạt được tiến bộ về lợi nhuận. Google Cloud đã thu hẹp khoản lỗ hoạt động từ mức 5,6 tỷ USD vào năm 2020 xuống còn 3 tỷ USD vào năm 2021.

Alphabet là một cách tuyệt vời để đầu tư vào thị trường đám mây. Với cổ phiếu có giá chỉ bằng 19 lần thu nhập trong 12 tháng gần nhất, thấp hơn nhiều so với mức trung bình năm năm là 33 lần, các nhà đầu tư tăng trưởng nên xem xét gửi tiền vào ông lớn công nghệ này.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI