
Xem thêm: Orbex bổ sung 11 loại tiền điện tử vào danh mục sản phẩm
Sàn giao dịch Quốc tế Global Exchange và Hội nghị FinTech tại New York
Sàn cho vay tiền điện tử Voyager Digital đề đơn xin phá sản
(Reuters) – Voyager Digital cho biết vào hôm thứ Tư rằng họ đã nộp đơn xin phá sản một tuần sau khi công ty cho vay tiền điện tử này tạm ngừng các hoạt động rút tiền, giao dịch và nạp tiền vào nền tảng khi họ cần thêm thời gian để tìm kiếm các chiến lược hoạt động thay thế.
Trong hồ sơ xin phá sản theo Chương 11 được nộp hôm thứ Ba, sàn Voyager có trụ sở tại New Jersey ước tính rằng họ có hơn 100.000 chủ nợ. Tài sản của họ ước tính đạt từ 1 tỷ đến 10 tỷ USD nhưng nợ cũng tương đương với giá trị tài sản này.
Thủ tục phá sản theo Chương 11 đình chỉ tất cả các vấn đề kiện tụng dân sự và cho phép các công ty chuẩn bị các kế hoạch xoay vòng trong khi vẫn hoạt động.
Trong một tuyên bố mới đây, Giám đốc điều hành của Voyager, Ông Stephen Ehrlich cho biết: “Sự biến động và khủng hoảng kéo dài của thị trường tiền điện tử vài tháng qua và việc quỹ đầu cơ Three Arrows Capital vỡ nợ khi vay từ công ty con, Voyager Digital, LLC, đòi hỏi chúng tôi phải thực hiện các hành động cẩn thận và quyết đoán ngay lập tức”.
Trong một thông điệp riêng gửi tới khách hàng trên Twitter của công ty, Ehrlich cho biết quy trình này sẽ bảo vệ tài sản và “tối đa hóa giá trị cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là khách hàng”.
Đơn đệ trình lên Tòa án Phá sản Hoa Kỳ Quận phía Nam của New York cho thấy Alameda Research là chủ nợ lẻ lớn nhất của Voyager, với khoản vay không có bảo đảm là 75 triệu USD.
Voyager đã công bố khoản đầu tư của Alameda vào tháng 10, mô tả thỏa thuận này là “một liên minh chiến lược” với “nhà tiên phong hàng đầu” trong ngành công nghiệp tiền điện tử.
Đồng thời, bà Caroline Ellison, đồng CEO của Alameda cho biết quan hệ đối tác mang lại “cơ hội lợi ích không giới hạn đối với sự phát triển của cả hai doanh nghiệp.”
Tuần trước, Voyager cho biết họ đã đưa ra thông báo vỡ nợ đối với quỹ đầu cơ tiền điện tử Three Arrows Capital (3AC) có trụ sở tại Singapore vì không thực hiện các khoản thanh toán theo yêu cầu đối với khoản vay 15.250 bitcoin (khoảng 324 triệu USD) và 350 triệu USD USDC, một đồng stablecoin.
Cũng trong cuối tuần đó, 3AC đã đệ đơn phá sản theo chương 15, cho phép các bên nợ nước ngoài bảo vệ tài sản tại Hoa Kỳ.
Theo tin tức của Reuters vào tuần trước, trích dẫn một cá nhân nắm rõ vấn đề này: “Three Arrows là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo mạnh mẽ trên thị trường tiền điện tử và đang bị thanh lý.”
Vào thứ Tư, Voyager cho biết họ có hơn 110 triệu USD tiền mặt và sở hữu tài sản tiền điện tử. Công ty này dự định trả lương cho nhân viên theo cách thông thường và tiếp tục các phúc lợi chính và các chương trình khách hàng nhất định để không bị gián đoạn.
Hầu hết vấn đề trong thời gian gần đây của ngành công nghiệp tiền điện tử bắt nguồn từ sự sụp đổ ngoạn mục của stablecoin TerraUSD vào tháng 5, sau khi đồng tiền này cùng với token được ghép nối mất gần như tất cả giá trị.
Voyager đã thuê Moelis & Company và The Consello Group làm cố vấn tài chính, Kirkland & Ellis LLP làm cố vấn pháp lý và Berkeley Research Group LLC làm cố vấn tái cấu trúc.
(Báo cáo của Shivam Patel ở Bengaluru và Sinead Cruise ở London; Báo cáo bổ sung của Ann Maria Shibu; Rashmi Aich và Bradley Perrett biên tập)