Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủBài cần sửa SEOTìm hiểu về các Thị trường tài chính (P2)

Tìm hiểu về các Thị trường tài chính (P2)

Trong bài viết trước, chúng ta đã làm rõ rằng “thị trường tài chính” rất rộng về phạm vi và quy mô. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét hai ví dụ cụ thể hơn: vai trò của thị trường chứng khoán trong việc tiến hành IPO cho một công ty và vai trò của thị trường phái sinh OTC trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09.

Tìm hiểu về các Thị trường tài chính
Tìm hiểu về các Thị trường tài chính

Thị trường chứng khoán và IPO

Khi một công ty tự thành lập, nó sẽ cần tiếp cận nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Khi phát triển, công ty thường sẽ cần tiếp cận với số vốn lớn hơn nhiều so với số vốn mà công ty có thể nhận được từ các hoạt động của mình ra hoặc một khoản vay ngân hàng truyền thống. Các doanh nghiệp có thể tăng quy mô vốn bằng cách bán cổ phiếu thông qua các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Điều này làm thay đổi trạng thái của công ty từ một công ty “tư nhân” có cổ phần do một vài cổ đông nắm giữ thành một công ty giao dịch công khai với cổ phần được nắm giữ bởi nhiều thành viên của công chúng.

IPO cũng cung cấp cho các nhà đầu tư sớm trong công ty cơ hội rút ra một phần cổ phần của họ. Các nhà đầu tư sớm thường gặt hái được những phần thưởng rất lớn trong quá trình này. Ban đầu, giá IPO thường do các ngân hàng bảo lãnh thương vụ này đặt ra trong quy trình trước khi đưa ra thị trường.

Khi cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và bắt đầu giao dịch, giá của những cổ phiếu này sẽ biến động khi các nhà đầu tư và trader đánh giá và tái đánh giá giá trị nội tại của chúng cũng như cung và cầu đối với những cổ phiếu đó tại mọi thời điểm.

Các công cụ phái sinh OTC và cuộc khủng hoảng tài chính 2008: MBS và CDO

Trong số các yếu tố gây ra và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09, một yếu tố đã được xác định rộng rãi là thị trường chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS). Đây là một loại chứng khoán phái sinh OTC, nơi dòng tiền từ các khoản thế chấp cá nhân được gộp lại, cắt nhỏ và bán cho các nhà đầu tư. Cuộc khủng hoảng là kết quả của một chuỗi các sự kiện, mỗi sự kiện có nguyên nhân kích hoạt riêng và đỉnh điểm là hệ thống ngân hàng gần như sụp đổ. Có ý kiến ​​cho rằng mầm mống của cuộc khủng hoảng đã được gieo rắc từ những năm 1970 với Đạo luật Phát triển Cộng đồng. Đạo luật này yêu cầu các ngân hàng nới lỏng các yêu cầu tín dụng đối với người tiêu dùng có thu nhập thấp, tạo ra một thị trường cho các khoản thế chấp dưới chuẩn.

Số nợ thế chấp dưới chuẩn, được Freddie Mac và Fannie Mae bảo lãnh, tiếp tục mở rộng vào đầu những năm 2000, khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu cắt giảm mạnh lãi suất để tránh suy thoái. Sự kết hợp giữa các yêu cầu tín dụng lỏng lẻo và tiền giá rẻ đã thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường nhà ở. Điều này sau đó đã thúc đẩy đầu cơ, đẩy giá nhà đất lên cao và tạo ra bong bóng bất động sản. Trong khi đó, các ngân hàng đầu tư, đang tìm kiếm lợi nhuận dễ dàng sau sự sụp đổ của bong bóng dotcom và cuộc suy thoái năm 2001, đã tạo ra một loại MBS gọi là nghĩa vụ nợ thế chấp (CDO) từ các khoản thế chấp được mua trên thị trường thứ cấp.

Bởi vì các khoản thế chấp dưới chuẩn được gộp chung vào các khoản thế chấp đủ chuẩn, không có cách nào để các nhà đầu tư hiểu được những rủi ro liên quan đến sản phẩm. Khi thị trường CDO bắt đầu nóng lên, bong bóng nhà đất đã hình thành từ vài năm trước cuối cùng đã vỡ. Khi giá nhà đất giảm, những người đi vay dưới chuẩn bắt đầu vỡ nợ với các khoản vay có giá trị hơn căn nhà của họ, làm tăng thêm tốc độ giảm giá.

Xem thêm: Cảnh báo: sàn BullQuote lừa đảo nhà đầu tư

Khi các nhà đầu tư nhận ra MBS và CDO là vô giá trị do khoản nợ xấu chúng đại diện, họ đã cố gắng hủy bỏ các nghĩa vụ này. Tuy nhiên, không có thị trường cho CDO. Hàng loạt các vụ vỡ nợ của người cho vay dưới chuẩn sau đó đã làm ảnh hưởng đến thanh khoản của các tổ chức cấp trên của hệ thống ngân hàng. Hai ngân hàng đầu tư lớn, Lehman Brothers và Bear Stearns, đã sụp đổ trước sức nặng của nợ dưới chuẩn, và hơn 450 ngân hàng đã phá sản trong vòng năm năm tiếp theo. Một số ngân hàng lớn cũng đã ở trên bờ vực phát sản và đã được giải cứu bằng một gói cứu trợ từ chính phủ với tiền thu được từ người đóng thuế.

Các công cụ phái sinh OTC và cuộc khủng hoảng tài chính 2008: MBS và CDO
Các công cụ phái sinh OTC và cuộc khủng hoảng tài chính 2008: MBS và CDO

Các câu hỏi thường gặp về thị trường tài chính

Có các loại thị trường tài chính nào?

Một số ví dụ về thị trường tài chính và vai trò của chúng bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, ngoại hối, hàng hóa, thị trường bất động sản và một vài thị trường khác. Thị trường tài chính cũng có thể được chia thành thị trường vốn cùng với thị trường tiền tệ, thị trường sơ cấp so với thị trường thứ cấp và thị trường niêm yết so với thị trường OTC.

Thị trường tài chính hoạt động như thế nào?

Mặc dù bao gồm nhiều loại tài sản với  nhiều cấu trúc và quy định khác nhau, tất cả các thị trường tài chính về cơ bản hoạt động bằng cách tập hợp người mua và người bán của một số tài sản hoặc hợp đồng và cho phép họ giao dịch với nhau. Điều này thường được thực hiện thông qua đấu giá hoặc cơ chế khám phá giá.

Các chức năng chính của thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính tồn tại vì một số lý do. Tuy nhiên, chức năng cơ bản nhất của thị trường là cho phép phân bổ vốn và tài sản một cách hiệu quả trong nền kinh tế tài chính. Bằng cách cho phép thị trường tự do lưu chuyển vốn, nghĩa vụ tài chính và tiền tệ, thị trường tài chính giúp nền kinh tế toàn cầu vận hành trơn tru hơn, đồng thời cho phép các nhà đầu tư tham gia vào việc thu lợi từ vốn theo thời gian.

Tại sao thị trường tài chính lại quan trọng?

Nếu không có thị trường tài chính, vốn không thể được phân bổ một cách hiệu quả, và các hoạt động kinh tế như thương mại, đầu tư và các cơ hội tăng trưởng sẽ bị giảm đi đáng kể.

Những người tham gia chính trong thị trường tài chính là những ai?

Các công ty sử dụng thị trường cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn từ các nhà đầu tư; những người đầu cơ tìm đến các loại tài sản khác nhau để đặt cược vào xu hướng giá trong tương lai của các loại tài sản đó; người phòng hộ rủi ro sử dụng các thị trường phái sinh để giảm thiểu các rủi ro khác nhau và các trader chênh lệch giá tìm cách tận dụng các mức giá định sai hoặc các bất thường được tìm thấy trên các thị trường khác nhau. Các công ty môi giới thường hoạt động như những người trung gian mang người mua và người bán lại với nhau, kiếm một khoản hoa hồng hoặc phí cho các dịch vụ họ cung cấp.

Huân Hà – Theo investopedia.com

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI